1 số điều cần biết khi trẻ điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K
Cận thị là vấn đề về thị lực phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Để giải quyết cận thị, điều trị bằng kính tiếp xúc Ortho-K là một phương pháp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về độ tuổi thích hợp, thời gian đeo kính, và những điều quan trọng cần biết.
Kính tiếp xúc Ortho-K là loại kính dùng để điều trị các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Khi mắt có sự bất thường về các thành phần quang học (như trục nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể…) làm ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không thể hiện đúng trên võng mạc, khi đó mắt ta sẽ nhìn vật sẽ không rõ, bị nhòe mờ hay nói cách khác mắt lúc này bị tật khúc xạ.
Các phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện nay như: dùng kính gọng, dùng kính tiếp xúc mềm (vào ban ngày), dùng kính tiếp xúc cứng (vào ban đêm), hoặc phẫu thuật tật khúc xạ (chỉ thực hiện đối với người trên 18 tuổi, có độ khúc xạ ổn định trong 6 tháng).
Trẻ bao nhiêu tuổi có thể điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K?
FDA Hoa Kỳ phê chuẩn không giới hạn độ tuổi để điều trị tật cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho K. Tuy nhiên, thực tế độ tuổi được khuyến cáo nên bắt đầu dùng là từ 6 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi thích hợp để trẻ có đủ nhận thức về kính và phương pháp điều trị cũng như cách bảo quản, tháo lắp kính tiếp xúc Ortho-K. Từ độ tuổi này trở lên, bệnh nhân mới có thể có ý thức, kiên trì, tự giác và chủ động trong quá trình điều trị.
Phần lớn đối tượng sử dụng kính tiếp xúc Ortho K trong điều trị cận thị là trẻ em. Vì thế trong suốt quá trình điều trị trẻ NÊN và CẦN có sự đồng hành và hướng dẫn của ba mẹ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Khi đeo kính trẻ cần đi ngủ bao nhiêu tiếng?
Cách đeo kính tiếp xúc Ortho-K hiệu quả mà ba mẹ cần biết:
- Trẻ cần đeo kính tiếp xúc Ortho-K trước khi đi ngủ trong khoảng 6-8 tiếng;
- Đeo ít hơn 6 tiếng không đảm bảo khử hết độ cận, trong khi đeo nhiều hơn 8 tiếng có thể ảnh hưởng đến độ thoải mái và kính có thể bị đè quá độ, khiến cho hiệu quả điều trị không đảm bảo.
Vì vậy, các vị phụ huynh cần chú ý thời gian điều trị bằng kính tiếp xúc Ortho-K trong ngày phù hợp, khoảng từ 6-8 tiếng một ngày, để đảm bảo trẻ có kết quả điều trị nhanh nhất và tốt nhất, tránh bị biến chứng thay đổi từ tật khúc xa này sang tật khúc xạ khác.
Trẻ cần đeo kính tiếp xúc Ortho-K đến khi nào?
Hiệu quả khi điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K
- Do tình trạng mắt ở mỗi người là khác nhau nên hiệu quả của kính tiếp xúc Ortho-K khác nhau ở mỗi người. Tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu của trẻ, trung bình từ 1 tuần đến 4 tuần để đạt thị lực tối đa (trong một số trường hợp cần đeo kính tiếp xúc Ortho-K nhiều hơn 4 tuần để đạt được kết quả như mong muốn);
- Độ khúc xạ dao động, thay đổi trong ngày (có nghĩa thị lực của trẻ trong ngày dao động khi chưa đạt mức tối đa);
- Trong các tuần đầu sau khi điều trị, thị lực của trẻ còn dao động chưa đạt mức tối đa, tạm thời bệnh nhân có thể cần đeo kính gọng điều chỉnh độ khúc xạ để đạt được thị lực đủ rõ ràng để có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày;
- Ở một số trường hợp độ khúc xạ thấp, hiệu quả tốt, thị lực có thể đạt mức tối đa rất nhanh, chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K có thể kiểm soát tốc độ cận hoàn toàn không?
Nhiều vị phụ huynh thắc mắc, phương pháp điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K có thể hoàn toàn kiểm soát tốc độ cận và điều trị hoàn toàn tật cận thị cho trẻ không? Câu trả lời là không.
Kính tiếp xúc Ortho-K là một thấu kính hình vòm, làm bằng chất liệu đặc biệt và không gây hại cho mắt. Bản chất của điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K không phải là phương pháp làm giảm độ cận hay phương pháp điều trị phục hồi lại thị lực như ban đầu. Hơn nữa, Ortho-K còn có tác dụng hỗ trợ các tật khúc xạ khác như viễn thị hay loạn thị.
Việc điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K có tác dụng định hình giác mạc một cách tạm thời bằng cách sử dụng vào ban đêm khi đi ngủ. Cần lưu ý, kính tiếp xúc Ortho-K có tác dụng làm chậm quá trình tăng độ cận nếu duy trì sử dụng, tuy nhiên độ cận vẫn sẽ trở lại bình thường khi không còn duy trì sử dụng nữa.
Kính tiếp xúc Ortho-K nói chung là một lựa chọn an toàn để điều chỉnh độ cận thị và chậm tăng độ cận thị. Tuy nhiên, sự thành công lâu dài của việc điều trị bằng kính tiếp xúc Ortho-K phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm cách lắp ống kính đúng cách, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm sóc và sử dụng ống kính, tuân thủ tái khám định kỳ, điều trị kịp thời và thích hợp đối với các biến chứng.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ những điều cần biết khi trẻ điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K và các vấn đề khác của mắt như tật khúc xạ, cách chăm sóc mắt, bệnh lý mắt một cách tốt nhất. Ba mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến khám và điều trị tại vivision kid nhé!
Lời khuyên
Nếu muốn sử dụng phương pháp điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K an toàn cần phải được sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ, bởi không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể sử dụng được phương pháp điều trị cận thị này. Việc áp dụng sai phương pháp có thể khiến tình trạng tật khúc xạ của mắt trở nên nặng hơn.
Ba mẹ có nhu cầu cho con sử dụng kính tiếp xúc Ortho-K cần đến các cơ sở khám bệnh về mắt uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn chi tiết lộ trình cũng như cách chăm sóc mắt phù hợp với thể trạng của trẻ.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: