10 tuổi mổ cận được không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không? Là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng cận thị ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quyết định mổ cận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó độ tuổi và sự phát triển của mắt đóng vai trò quan trọng.

Giới thiệu về cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến người mắc không thể nhìn rõ các vật ở xa. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học, đi làm, sử dụng thiết bị điện tử nhiều, đọc sách ở khoảng cách gần. 

Đặc biệt là trẻ em từ 8 đến 11 tuổi, giai đoạn này tình trạng cận thị thường có xu hướng tăng nhanh. Sau 18 tuổi mức độ cận thường ít thay đổi. 

Nguyên nhân gây cận thị

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị cận thị, nguy cơ trẻ mắc cận thị cũng cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: Thời gian nhìn gần nhiều: Thói quen nhìn gần, đọc sách ở khoảng cách quá gần, hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Dành ít thời gian ở ngoài trời, và điều kiện ánh sáng kém khi học tập cũng là nguyên nhân khiến cận thị phát triển nhanh chóng.

Dấu hiệu của cận thị

  • Tầm nhìn xa bị mờ: Người bị cận thị khó nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa.
  • Thường xuyên nheo mắt: Người cận thị thường phải nheo mắt để nhìn rõ.
  • Trẻ em có xu hướng đưa sách hoặc đồ vật gần mặt để nhìn rõ hơn.
  • Khả năng nhìn vào ban đêm kém: Người bị cận thị có thể khó nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

Lý do cần kiểm soát cận thị:

  • Ngăn chặn sự tiến triển của cận thị: Nếu không kiểm soát, độ cận có thể tăng nhanh, gây suy giảm thị lực đáng kể.
  • Giảm nguy cơ các bệnh lý nghiêm trọng: Cận thị nặng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glocom hoặc đục thủy tinh thể sớm.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Việc kiểm soát cận thị giúp cải thiện thị lực, giảm sự phụ thuộc vào kính gọng và kính áp tròng.
  • Hỗ trợ sự phát triển thị lực bình thường: Ở trẻ em, việc kiểm soát cận thị giúp phát triển thị lực đúng cách và ngăn ngừa tình trạng nhược thị
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến

Điều kiện phẫu thuật cận thị:

Phẫu thuật điều trị cận thị được thực hiện khi không muốn sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng. Có nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị phổ biến như LASIK, SMILE, PHAKIC… Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng nhất để phẫu thuật là độ cận thị phải ổn định ít nhất từ 6-12 tháng trước khi tiến hành.

  • LASIK: Sử dụng tia laser để điều chỉnh độ cong giác mạc, tái tạo lại bề mặt của giác mạc, giúp cải thiện tầm nhìn.
  • PRK: Sử dụng tia laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc, thường áp dụng cho những người có giác mạc mỏng.
  • SMILE: Phương pháp mới hơn sử dụng laser tạo “lõi mô” trong giác mạc, sau đó lõi này sẽ được loại bỏ qua một đường rạch nhỏ 2mm, ít xâm lấn hơn so với LASIK.
  • PHAKIC: Đặt thấu kính nội nhãn vào mắt có độ tương thích sinh học cao, được thiết kế riêng cho từng thông số mắt.

10 tuổi mổ cận được không?

Vậy trẻ 10 tuổi mổ cận được không? Câu trả lời là không. 10 tuổi là độ tuổi mắt trẻ vẫn đang phát triển, độ cận vẫn còn thay đổi nên không thể mổ cận.

Phẫu thuật quá sớm có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn, trong đó có biến chứng tái cận sau mổ. Vì sau một thời gian, độ cận thị có thể tiếp tục tăng lên. Do đó phẫu thuật cận thị thường không khuyến nghị cho trẻ dưới 18 tuổi.

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không?

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không?

Các biện pháp hạn chế tiến triển cận thị ở trẻ em

Việc làm chậm lại tốc độ tăng cận là một vấn đề mà phụ huynh cần quan tâm khi trẻ 10 tuổi, chưa thể phẫu thuật để điều trị cận thị. Hiện tại có các biện pháp sau:

Nhỏ atropin nồng độ thấp: Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhỏ mắt atropin với liều thấp để làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả đối với trẻ em. Khi sử dụng nồng độ thấp (0,01% đến 0,05%), atropin giúp kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em bằng cách ức chế sự phát triển của trục nhãn cầu. 

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao: Giảm tốc độ gia tăng cận thị từ 50% đến 60%, giúp duy trì độ cận ổn định.
  • Tác dụng phụ ít: Gây ra ít triệu chứng không mong muốn, trong thời gian ngắn.
  • Dễ sử dụng: Thuốc nhỏ mắt hàng ngày, không cần can thiệp phức tạp.

Nhược điểm: Cần sử dụng liên tục trong nhiều năm, đòi hỏi sự kiên trì tuân thủ tra thuốc.

Kính gọng kiểm soát cận thị: Sử dụng kính gọng được thiết kế đặc biệt để kiểm soát sự phát triển của cận thị ở trẻ em. Kính gọng kiểm soát cận thị hoạt động bằng cách điều chỉnh cách ánh sáng được tập trung vào võng mạc và làm giảm tốc độ gia tăng độ cận thị. 

Ortho-K: Đây là phương pháp điều chỉnh tạm thời cận thị bằng cách đeo kính áp tròng cứng 6-8 giờ vào ban đêm. Khi trẻ ngủ, kính sẽ giúp tái định hình giác mạc, giúp trẻ có tầm nhìn rõ ràng vào ban ngày mà không cần đeo kính cùng với đó là hạn chế sự dài ra của chiều dài trục nhãn cầu giúp kiểm soát cận thị.

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không? Bác sĩ đang nhỏ thuốc nhỏ mắt atropin với liều thấp

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không? Bác sĩ đang nhỏ thuốc nhỏ mắt atropin với liều thấp

Chăm sóc mắt cho trẻ cận thị

Chăm sóc mắt đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ thị lực của trẻ. Dưới đây là một số cách chăm sóc mắt cho trẻ bị cận thị:

  • Đeo kính đúng số đo: Trẻ cần được đo mắt thường xuyên để đảm bảo đeo kính đúng số.
  • Khám mắt định kỳ: Điều này rất quan trọng để theo dõi sự thay đổi của độ cận thị, giúp điều chỉnh kính phù hợp và phát hiện sớm các vấn đề về mắt.
  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và Omega-3 như cà rốt, cá hồi, và các loại rau xanh có thể giúp cải thiện sức khỏe mắt của trẻ.
  • Thực hành các bài tập mắt: Các bài tập như nhìn xa, nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20 phút làm việc với thiết bị điện tử giúp giảm tình trạng mỏi mắt và ngăn ngừa sự phát triển của cận thị.

Trẻ 10 tuổi mổ cận được không? Tóm lại trẻ 10 tuổi chưa đủ điều kiện để phẫu thuật cận thị, nhưng vẫn có nhiều biện pháp có thể áp dụng để hạn chế tăng độ cận. 

Chăm sóc mắt đúng cách và định kỳ, kết hợp với các biện pháp kiểm soát cận thị như nhỏ atropin nồng độ thấp, sử dụng kính Ortho-K hoặc kính gọng kiểm soát cận thị, có thể giúp bảo vệ thị lực của trẻ trong suốt quá trình trưởng thành. 

Quan trọng nhất, cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi khám mắt để theo dõi sự thay đổi của cận thị và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đăt lịch khám mắt tại vivision kid để được các bác sĩ Nhãn khoa khám và chăm sóc mắt tận tình. 

Lời khuyên

Phẫu thuật khúc xạ là can thiệp ở mắt cần có chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Trẻ 10 tuổi khi chưa ổn định độ cận không nên mổ cận mà có thể dùng các phương pháp kiểm soát cận thị thay thế.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

10 tuổi mổ cận được không

điều trị cận thị

Tròng kính chống lóa có tác dụng gì?

Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

Khám mắt là gì? Những lưu ý khi đi khám mắt

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền