3 điểm khác biệt giữa thuốc tobrex và thuốc tobradex ba mẹ tránh nhầm lẫn

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Với tên gọi khá giống nhau, thuốc tobrex và thuốc tobradex thường xuyên bị nhầm lẫn. Thực tế, đây là 2 loại thuốc khác nhau bởi chúng có thành phần khác nhau, chỉ định điều trị khác nhau và có những lưu ý riêng đối với mỗi loại. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu nhé!

Thành phần thuốc Tobrex khác thuốc Tobradex

Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 loại thuốc này chính là thành phần thuốc. Thuốc Tobrex được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt bao gồm các thành phần sau:

  • Hoạt chất: Tobramycin 0,3% (3mg/ml)
  • Tá dược: acid boric, natri sulfat khan, natri clorid, tyloxapol, natri hydroxyd và/hoặc acid sulfuric (giúp điều chỉnh pH), nước tinh khiết.

Thuốc Tobradex được bào chế dưới dạng hỗn dịch thuốc vô trùng nhỏ mắt, với các thành phần cụ thể sau:

  • Hoạt chất: Tobramycin 3mg (0,3%), dexamethasone 1mg (0,1%)
  • Tá dược: Sodium Chloride, Edetate Disodium, Sodium Sulfate, Tyloxapol, Hydroxyethyl Cellulose, Sodium Hydroxide (để điều chỉnh pH), Acid Sulfuric, nước tinh khiết.
Thuoc-nho-mat-Tobrex-va-tobradex

Thuốc nhỏ mắt Tobrex và Tobradex

Do vậy, 2 loại thuốc này đều chứa Tobramycin. Đây là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, tan trong nước và có tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh tobramycin có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn vi khuẩn gram dương và có thời gian tác dụng nhanh.

Đối với thuốc Tobradex sẽ có thêm thành phần dexamethasone. Đây là một corticosteroid có hoạt tính chống viêm mạnh, có khả năng ức chế hệ miễn dịch và ngăn chặn các phản ứng dị ứng.

Corticosteroid có khả năng kháng viêm thông qua cơ chế ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm, giảm sản xuất và giảm hoạt tính các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm như histamin, bradykinin, các prostaglandin giảm khả năng thực bào của đại thực bào, bạch cầu,…

Công dụng thuốc Tobradex và Tobrex có khác biệt không?

Thuốc Tobrex chỉ là kháng sinh nên được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng ngoài nhãn cầu hoặc nhiễm trùng các phần phụ của mắt do những vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin gây ra. Ví dụ như đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) do các loại vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin có thể dùng dung dịch tobrex nhỏ mắt để điều trị.

Dung-thuoc-tren-benh-nhan-viem-ket-mac

Dùng thuốc trên bệnh nhân viêm kết mạc

Ngoài hoạt chất tobramycin, thuốc Tobradex còn chứa dexamethasone, vì vậy được chỉ định trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Điều trị các tình trạng viêm nhiễm ở mắt có đáp ứng với corticosteroid mà có chỉ định dùng corticosteroid
  • Điều trị viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc hoặc viêm phần trước nhãn cầu khi cần giảm nhanh các tình trạng viêm và phù nề
  • Giảm tình trạng sưng phù nề mắt, đau mắt, kích ứng và viêm đỏ mắt
  • Điều trị bệnh viêm màng bồ đào trước mãn tính
  • Điều trị một số tổn thương do dị vật, tia xạ, hoá chất hoặc bỏng nhiệt gây ra
  • Điều trị cho các trường hợp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nông tại mắt hoặc khi dự đoán khả năng cao có một lượng lớn các vi khuẩn đang hiện diện ở mắt.

Tuy thuốc Tobradex có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng tại mắt, nhưng khi sử dụng loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ.

Vì khi sử dụng corticosteroid sai chỉ định hoặc dùng kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, bội nhiễm vi khuẩn, nấm,… Ngoài ra, thuốc Tobradex thường được chỉ định ở trẻ trên 2 tuổi.

Thời gian sử dụng thuốc Tobradex và Tobrex có gì khác nhau?

Thuốc Tobrex nhỏ mắt có thành phần kháng sinh tobramycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc theo đơn của bác sĩ. Dựa vào từng bệnh lý, mức độ nặng cũng như thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị riêng. Tuy nhiên thông thường trong phần lớn các trường hợp có thể sử dụng thuốc Tobrex trên 10 ngày để điều trị.

thuoc-duoc-chi-dinh-boi-bac-si

Thuốc được chỉ định bởi bác sĩ

Thuốc Tobradex có thêm thành phần là dexamethasone (corticoid) nên được các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo rằng không được nhỏ mắt liên tục quá 7 ngày do có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp, viêm loét giác mạc do nấm,…

Ngoài ra, cần giảm liều từ từ, tránh dừng thuốc đột ngột. 

Trên đây là 3 điểm khác biệt giữa thuốc tobrex và thuốc tobradex ba mẹ cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng điều trị cho con.

Đây đều là những loại thuốc dễ dàng mua được tại tiệm thuốc, hơn nữa, thuốc tobradex có thêm thành phần dexamethasone (tức là corticoid), khi sử dụng sai chỉ định hoặc dùng kéo dài nhiều ngày có thể gây nhiều biến chứng, di chứng không đáng có. Vì vậy, ba mẹ hãy phân biệt rõ 2 loại thuốc này nhé! 

Ngoài ra, nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc tobrex và thuốc tobradex hoặc có các dấu hiệu bất thường tại mắt, hãy gọi hotline 0334141213 để đặt lịch khám hoặc xin tư vấn từ các chuyên gia Nhãn khoa tại vivision kid nhé! 

Lời khuyên

Trên đây là 3 điểm khác biệt giữa thuốc tobrex và thuốc tobradex ba mẹ cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng điều trị cho con.

Đây đều là những loại thuốc dễ dàng mua được tại tiệm thuốc, hơn nữa, thuốc tobradex có thêm thành phần dexamethasone (tức là corticoid), khi sử dụng sai chỉ định hoặc dùng kéo dài nhiều ngày có thể gây nhiều biến chứng, di chứng không đáng có. Vì vậy, ba mẹ hãy phân biệt rõ 2 loại thuốc này nhé! 

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

thuốc tobradex

thuốc tobrex

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy