3 lưu ý khi chăm sóc trẻ bị dị ứng quanh mắt tại nhà
Dị ứng quanh mắt ở trẻ em là một tình trạng lành tính, trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện như đỏ mắt, đau nhức mắt, ngứa rát, sưng nề mi mắt,… Cùng vivision kid tìm hiểu các thông tin xoay quanh tình trạng này của trẻ nhé.
Vì sao trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt
Vùng da quanh mắt là phần khá nhạy cảm và dễ kích ứng. Vậy nên, có rất nhiều nguyên nhân gây mẩn đỏ quanh mắt như sau:
Zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh xuất phát từ vi rút varicella zoster. Khi mắc phải tình trạng này, khu vực da xung quanh mắt sẽ trở nên đỏ và đau nhức, có các mụn nước xuất hiện dọc theo một đường, gây cảm giác ngứa ngáy.
Theo thời gian, những mụn nước này sẽ lan rộng, phát triển và tự nứt ra. Vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên nóng rát, sưng phồng giống như vết bỏng, gây ra sự không thoải mái cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh zona thần kinh có thể gây ra tổn thương cho các dây thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Viêm da dị ứng
Người mắc phải viêm da dị ứng có thể trải qua các dấu hiệu sau ở khu vực mắt:
- Cảm giác ngứa và sưng đỏ ở vùng da xung quanh mắt
- Mí mắt sưng phồng do phù nề
- Chảy nước mắt
- Da xung quanh mắt trở nên khô rát và có thể xuất hiện hiện tượng lột da
Viêm da dị ứng có thể phát triển triệu chứng ở khu vực mắt hoặc bất kỳ phần da nào trên cơ thể, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, và nhiều tình trạng khác.
Nguyên nhân chính gây ra viêm da dị ứng ở khu vực mắt bao gồm: tiếp xúc với thực phẩm, sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc với phấn hoa, tác động của ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với nước sinh hoạt, suy giảm chức năng tiêu hóa, và sử dụng các loại thuốc khác.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da phản ứng với các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Vùng da xung quanh mắt có cấu trúc tương đối mỏng nên khi bị viêm da tiếp xúc, có thể xuất hiện các dấu hiệu như ngứa, đỏ, cảm giác bỏng rát, mắt đỏ, da vùng mắt có thể xuất hiện vảy hoặc trở nên dày hơn, thường là ở một hoặc cả hai bên mắt.
Trong nhiều trường hợp, viêm da tiếp xúc có thể làm xuất hiện vòng đỏ quanh mắt. Các yếu tố gây ra tình trạng này thường là các sản phẩm như kem dưỡng da, sữa tắm, chất dưỡng ẩm, hoặc các hóa chất trong mỹ phẩm. Do đó, khi phát hiện vùng da quanh mắt bị đỏ, quan trọng để kiểm tra xem có tiếp xúc với các sản phẩm này không, từ đó xác định nguyên nhân và tránh sử dụng chúng trong những lần tiếp theo.
Viêm da bờ mi
Bệnh lý này là do sự cố với tuyến dầu trong mí mắt, dẫn đến mí mắt trở nên nhờn và da xung quanh bị viêm, gây ra các triệu chứng như vảy, ngứa, đỏ, và sưng mắt. Việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với kem dưỡng ẩm có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự viêm nhiễm.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng vùng da quanh mắt
Bố mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị dị ứng quanh vùng mắt như sau:
- Đỏ mắt, đau nhức mắt
- Ngứa rát tại vùng mắt
- Cay mắt, thường chảy nhiều nước mắt
- Sưng nề mi mắt, có thể sưng một hoặc hai bên
- Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng
- Ngoài ra, vì dị ứng có thể là phản ứng của toàn cơ thể nên cần chú ý các triệu chứng dị ứng toàn thân khác như: hắt xì, chảy nước mũi, nổi mẩn đỏ ở các vùng da khác,…
Chăm sóc mắt tại nhà khi trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt
Dị ứng quanh mắt ở trẻ em là một tình trạng lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà sau đây.
Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng
Đây là việc cần làm đầu tiên và cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng.
- Bạn cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt dọn dẹp những khu vực hay bị ẩm mốc
- Giặt ga giường, chăn gối, đệm bàn ghế, thảm trải sàn, rèm cửa,… định kỳ nhằm hạn chế mạt nhà sinh sống tại đây
- Không nuôi chó mèo nếu lông của chúng là dị nguyên gây dị ứng với trẻ
- Đeo kính chắn bụi khi ra ngoài nhằm hạn chế mắt tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn,…
- Thận trọng với một số sản phẩm chăm sóc da, các loại mỹ phẩm,…
- Hạn chế để trẻ tới gần những khu vực nhiều hoa, bụi cỏ,…
Vệ sinh mắt
Khi mắt bị sưng nề, ngứa, đỏ mắt,… việc thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm thiểu tình trạng này cũng như loại bỏ bụi bẩn và các dị nguyên khác, quy trình như sau:
- Bước 1: Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay
- Bước 2: Giữ cho đầu con ổn định, dùng tay kéo nhẹ nhàng 2 mí mắt để mở rộng mắt
- Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý dành riêng cho mắt, chú ý nên nhỏ từ từ, từng giọt một
- Bước 4: Sử dụng gạc khô, sạch, được tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng từ khóe mắt rồi đến đuôi mắt
- Bước 5: Bôi kem dưỡng ẩm vào vùng da quanh mắt, chú ý chọn loại kem dưỡng ẩm lành tính cho trẻ
Chườm mát quanh mắt
Khi chườm mát, quá trình tuần hoàn tại mắt được cải thiện đáng kể, giúp giảm viêm, giảm sưng mắt, hạn chế tình trạng ngứa và đỏ da quanh vùng mắt.
Quy trình chườm mát gồm các bước sau:
- Giặt một chiếc khăn sạch
- Lấy khăn bọc một viên đá lạnh hoặc nhúng khăn vào nước lạnh
- Yêu cầu trẻ nhắm mắt, chườm mát quanh mắt khoảng 7 – 10 phút
- Có thể lặp lại quy trình này 2 -3 lần một ngày nếu trẻ cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của dị ứng quanh vùng mắt được cải thiện
Khi thực hiện quy trình chườm mát, bạn cần chú ý sử dụng khăn sạch để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus và phải sử dụng các khăn khác nhau cho từng mắt trong trường hợp bị viêm nhiễm mắt kèm theo.
Bên cạnh đó, bố mẹ chỉ nên ngâm khăn vào nước có nhiệt độ phù hợp (không quá lạnh) và tuyệt đối không đặt đá lạnh trực tiếp lên da, nhằm tránh các ảnh hưởng xấu lên mắt.
Biện pháp hạn chế dị ứng quanh mắt cho trẻ
Ngoài các cách chăm sóc khi trẻ ở trong tình trạng dị ứng quanh mắt như trên, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây là rất cần thiết.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da lành tính
- Nên chọn các loại sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, hạn chế tối đa các thành phần hóa học, giúp giảm thiểu nguy cơ kích ứng da
- Trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm chăm sóc da nào cho trẻ, bạn hãy thử nghiệm nó bằng cách: Lấy 1 lượng nhỏ mỹ phẩm thoa lên tay xem có xuất hiện phản ứng gì bất thường không (ví dụ ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…)
- Các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm nồng từ hương liệu không nên được ưu tiên sử dụng
- Không sử dụng chung sản phẩm chăm sóc da với người khác để giảm nguy cơ bị dị ứng
- Không trộn nhiều sản phẩm chăm sóc da lại với nhau để dùng
- Đặc biệt lưu ý lựa chọn loại sản phẩm thích hợp với đặc tính da quanh vùng mắt
Tránh dụi mắt
Để giải quyết tình trạng ngứa mắt, bạn thường xuyên quan sát thấy bé dùng tay dụi mắt. Tuy nhiên, nếu bé thực hiện hành động này nhiều lần, đặc biệt với bàn tay không sạch có thể dẫn đến những vấn đề sau:
- Xước giác mạc: khi dụi mắt mạnh, các dị vật, lông mi trên bề mặt mắt có thể cọ xát vào giác mạc
- Nhiễm trùng mắt: nếu tay trẻ bị bẩn, việc dụi mắt có thể đưa các vi khuẩn vào mắt
- Lây nhiễm bệnh: tuy bệnh dị ứng quanh mắt không phải là bệnh lây nhiễm nhưng có thể trẻ đang mắc một số bệnh viêm nhiễm ở mắt kèm theo (ví dụ như đau mắt đỏ), với hành động dụi mắt, trẻ có thể làm lây bệnh cho người khác
- Ngứa nhiều hơn: khi dụi mắt có thể làm giải phóng nhiều histamine hơn, đây là một chất gây phản ứng dị ứng, điều này vô tình làm trẻ ngứa càng nặng
Vì vậy, nếu là trẻ nhỏ, ba mẹ nên đeo bao tay hoặc cho trẻ mặc áo dài tay để trẻ hạn chế dụi mắt. Còn nếu trẻ đã lớn, bạn cần giải thích cho con hiểu và quan sát, nhắc nhở thường xuyên.
Thông thường, tình trạng dị ứng quanh mắt thường nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm dần trong 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, luôn phải theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế khi các biểu hiện dị ứng kéo dài, trầm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác. .
Nếu con bạn đang gặp tình trạng dị ứng da quanh mắt, đặt lịch khám ngay tại vivision kid qua hotline 0334141213 để được các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp nhé.
Lời khuyên
Thông thường, tình trạng dị ứng quanh mắt thường nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm dần trong 3-5 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, vì các biểu hiện này cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác. Do đó, hãy đi trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín khi các biểu hiện kéo dài, trầm trọng hơn hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường khác.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: