3 nguyên nhân tại mắt ba mẹ cần nghĩ tới khi bé hay nheo mắt

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền

vào ngày 12/08/2024

Trẻ em hay nheo mắt là một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng tôi sẽ đề cập đến ba nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng nheo mắt ở trẻ.

Nheo mắt là hiện tượng xảy ra khi trẻ đang cố co mắt lại để nhìn vào vật nào đó ở quá xa hay quá gần so với tầm nhìn mà trẻ có thể nhìn rõ. Nếu tình trạng này ở tần suất bình thường sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Tuy nhiên, vì hành động này có thể giúp trẻ nhìn thấy rõ hơn nên khi không thể nhìn hình ảnh rõ nét trẻ sẽ tự động làm phản xạ này nhiều hơn.

Cơ chế do hành động này sẽ làm thay đổi hình dạng và trục của mắt, giúp cho hình ảnh của các vật được di chuyển đúng vào các tế bào hình nón trong võng mạc. Cứ như vậy, sau khoảng thời gian dài trẻ sẽ hình thành thói quen nheo mắt để nhìn rõ hơn.

Trẻ có tật khúc xạ dẫn tới hay nheo mắt

Trẻ thường xuyên phải nheo mắt, nháy mắt có thể là do mắc vấn đề về tật khúc xạ như: viễn thị, cận thị, loạn thị,… Lúc này, thị lực của mắt thường kém hoặc phải làm việc quá tải, cần tiết nhiều nước mắt hay cần co thắt cơ mi để có thể nhìn rõ hơn thì trẻ sẽ nheo mắt lại. Ngoài ra, tật khúc xạ còn làm trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ nên trẻ phải nheo mắt thường xuyên, lại gần sát với vật để có thể nhìn rõ hơn.

Hinh-anh-tre-nheo-mat-tu-xa

Hình ảnh trẻ nheo mắt từ xa

Cấu tạo của mắt con người được hình thành từ tuần thứ 3 trong quá trình thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, sau đó phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần mắt khác. Hành động nheo mắt khiến cho hình dạng không gian ánh sáng đi qua bị biến đổi tạo nên hình ảnh vật thể sắc nét trên võng mạc.

Ngoài ra, tại võng mạc có một phần nhỏ gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt làm thay đổi hình dạng mắt giúp ánh sáng có thể tập trung vào các fovea, làm các tế bào hình nón đón ánh sáng tốt hơn, giúp con người có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể. Ngoài ra khi làm hành động nheo mắt, ánh sáng đến từ các hướng xung quanh suy giảm, vô tình kéo các nguồn ánh sáng lại với nhau, mắt có thể tập trung vào vật thể khiến hình ảnh sắc nét.

Trẻ có các bất thường bẩm sinh dẫn tới hay nheo mắt

  • Do nguyên nhân bẩm sinh khiến mắt bé có các cấu trúc bất thường như mống mắt xuyên sáng, không có mống mắt,… làm cho trẻ dễ chói mắt và hay phải nheo mắt để điều tiết ánh sáng khi ra ngoài trời.
  • Có thể do trẻ có các yếu tố bẩm sinh như bệnh bạch tạng, giảm sắc tố tại mắt dẫn tới trẻ chói mắt nhiều khi ra ngoài trời, đặc biệt là khi trời nắng.

Trẻ có các bệnh lý tại mắt dẫn tới bé hay nheo mắt

Tình trạng nheo mắt ở trẻ là dấu hiệu thông báo những bất thường khi trẻ có xu hướng thường xuyên nheo mắt nhiều, liên tục khi nhìn vào bất kỳ đồ vật nào, kể cả khi vật trong cự ly bình thường. Đặc biệt, khi trẻ bị nheo mắt kèm theo các triệu chứng như: Trẻ hay đưa tay lên chạm dụi mắt, hay chớp mắt, nháy mắt nhiều liên tục quá 12 lần/phút hoặc trẻ có muốn kéo mọi thứ về gần mình để nhìn rõ hơn… Tất cả những triệu chứng trên chính là lời cảnh báo những vấn đề về thị lực và bất thường ở mắt của trẻ.

Nheo mắt do nguyên nhân viêm kết mạc

Viêm kết mạc ở trẻ có nguyên nhân do bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút hoặc hay các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng mắt. Bệnh lý này là bệnh lý xuất hiện phổ biến vào những thời điểm giao mùa trong năm, trẻ rất dễ mắc bệnh.

Hinh-anh-viem-ket-mac-gay-nheo-mat

Hình ảnh viêm kết mạc gây nheo mắt

Khi bị mắc viêm kết mạc, ngoài biểu hiện nheo mắt thì các vấn đề trẻ có thể gặp phải như:

  • Kết mạc mắt sưng đỏ, phù nhiều mi mắt.
  • Mắt trẻ đau, cộm, ngứa kèm theo dễ chảy nước mắt hoặc tiết dịch vàng, xanh.
  • Trẻ hay cảm thấy chói mắt, giảm thị lực dẫn đến trẻ hay nheo mắt, nháy mắt nhiều hoặc chạm dụi mắt khi nhìn.
  • Đôi khi có cả triệu chứng khác kèm theo như: ho, sốt, nổi hạch,…

Trẻ bị viêm kết mạc, đặc biệt do vi khuẩn cần được vệ sinh mắt sạch sẽ, đúng cách kết hợp sử dụng đúng theo đơn thuốc điều trị được chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nheo mắt do nguyên nhân trẻ bị lác

Mắt lác (hay mắt lé) ở trẻ xảy ra khi trục mắt của bị lệch, cơ vận nhãn bị mất cân bằng do tổn thương thần kinh khiến các cơ phối hợp không tốt làm hướng nhìn của trẻ bị thay đổi.  Khi trẻ bị lác, hai tròng đen của mắt trẻ thường không thể nhìn thẳng mà sẽ nhìn về các hướng khác nhau. Bệnh lý này có thể xảy ra do các nguyên nhân: di truyền gia đình, cấu tạo bẩm sinh bất thường hoặc các tổn thương nghiêm trọng ở dây thần kinh, não.

Để nhận biết tình trạng trẻ bị lác mắt, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Hai mắt trẻ không thể nhìn thẳng hàng mà thường xuyên nhìn về hướng khác nhau;
  • Trẻ thường nheo mắt liên tục kết hợp chớp mắt thường xuyên không thể kiểm soát khi có ánh sáng mạnh kích thích;
  • Thường xuyên phải quay hoặc nghiêng đầu khi nhìn một vật cố định thẳng mắt.

Để khắc phục tình trạng mắt lác ở trẻ, cha mẹ cần đưa con đi khám tại cơ sở y tế hoặc phòng khám mắt để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn đeo kính, có thể là kính gọng hoặc kính áp tròng kết hợp dùng thuốc hỗ trợ hoặc cần can thiệp phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn.

Lời khuyên

Bất kể do lí do gì, cần cẩn thận khi trẻ hay nheo mắt. Nheo mắt có thể là phản xạ bình thường nhưng nhiều hơn thường là do có bất thường thực thể tại mắt, do các tật khúc xạ viễn thị, cận thị, loạn thị…, bất thường bẩm sinh hoặc các bệnh lý có thể gây nguy hiểm, tổn thương cấu trúc mắt, làm ảnh hưởng thị lực của trẻ. Bởi vậy, ba mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm, đến các cơ sở bệnh viện hoặc phòng khám mắt, để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị và hướng dẫn chăm sóc trẻ ngay khi phát hiện bé hay nheo mắt.

Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Khúc xạ Nhãn khoa Bùi Thanh Huyền
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Gắn thẻ:

nheo mắt