4 băn khoăn ba mẹ thường gặp khi bé bị mụt lẹo ở mắt

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Bị mụt lẹo ở mắt ở trẻ nhỏ là một trong những điều khiến ba mẹ lo lắng về sức khỏe của bé mà còn về cách chăm sóc, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động hàng ngày của trẻ. Cùng tìm hiểu và giải đáp 4 băn khoăn phổ biến thường gặp khi trẻ bị mụt lẹo.

Khi con bị mụt lẹo ở mắt có được dùng điện thoại máy tính hay không:

Lẹo bản chất là do vi khuẩn:

Mụt lẹo mắt do vi khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất, thường do tắc nghẽn của tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll) ở mí mắt ngoài hoặc tuyến meibomian ở mí mắt trong tạo môi trường cho vi khuẩn, đặc biệt tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) phát triển. Biểu hiện thường là sưng đỏ, phù nề, đau nhức và có mụn mủ trắng.

Hinh-anh-mut-leo-mat.

Hình ảnh mụt lẹo mắt

Khi xem điện thoại máy tính không liên quan tới mắt bị lẹo:

Khi trẻ bị mụt lẹo, nhiều phụ huynh thường đặt câu hỏi liên quan đến việc sử dụng điện thoại máy tính. Thực ra rằng, xem điện thoại máy tính không trực tiếp liên quan đến vấn đề viêm nhiễm ở mắt. Tuy nhiên, nếu mắt bị lẹo lớn, sưng phù che khuất tầm nhìn, thì nên hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại hoặc máy tính vì có thể gây đau nhức mắt hơn. 

Cần lưu ý vệ sinh điện thoại và máy tính:

Cần chú ý đến tầm quan trọng của vệ sinh khi sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn điều trị mụt lẹo.

Vì điện thoại và máy tính là những môi trường thường chứa nhiều nguồn vi khuẩn do bụi bẩn tích tụ hoặc do tay bẩn chạm vào, khi không được vệ sinh thường xuyên, tay trẻ sau khi sử dụng điện thoại và máy tính chạm lên mắt hoặc dụi mắt có thể là nguồn đưa vi khuẩn tới mắt khiến trẻ bị mụt lẹo.

Bị mụt lẹo ở mắt con có thể tiếp tục sử dụng kính áp tròng hay không?

Hiện nay khi nhu cầu sử dụng kính áp tròng tăng lên: kính áp tròng đeo để sử dụng nhìn ban đêm, kính mềm thẩm mỹ với nhiều màu sắc giúp đổi màu mắt trong làm đẹp, kính cứng liên quan tới điều trị các tật khúc xạ… Nên câu hỏi khi bị mụt lẹo có nên sử dụng kính áp tròng không luôn là băn khoăn của nhiều ba mẹ.

Khi bị mụt lẹo nên tạm thời cho bé dừng đeo kính áp tròng và nên đi kiểm tra bác sĩ để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm của bé trước khi tự ý quyết định về việc đeo kính lại cho con.

Khi mắt bị mụt lẹo, việc tiếp tục sử dụng kính áp tròng có thể mang lại nhiều nguy cơ cho con như nhiễm trùng, gây tổn thương cho các bộ phận khác của mắt. Các biến chứng viêm nhiễm nặng hơn có thể xảy ra như viêm loét giác mạc và viêm màng bồ đào trước…

Ba mẹ có thể đeo kính gọng sơ cua cho con để con đảm bảo sinh hoạt, học tập trong lúc điều trị và phục hồi khi bé bị mụt lẹo ở mắt. Kính gọng bản chất là một thấu kính hỗ trợ, giúp bé nhìn rõ khi có tật khúc xạ như cận thị, loạn thị…

Hoặc là kính không độ, kính râm cho trẻ đeo tránh bụi, tránh nắng khi đi đường. Kính gọng không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhãn cầu của con nên khó gây ra các biến chứng nhiễm trùng mắt khác khi mắt bé lên lẹo.

Hinh-anh-deo-kinh-ap-trong.

Hình ảnh kính áp tròng

Khi con bị mụt lẹo có cần kiêng thực phẩm gì hay không:

Vì nổi mụt lẹo là bệnh lý viêm nhiễm, nên cần có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp giúp tăng sức khoẻ đề kháng cho trẻ: 

  • Khi con bị mụt lẹo cần đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất. Không nên bổ sung cho trẻ quá nhiều vitamin A dù đây là chất rất cần thiết cho một đôi mắt sấng khoẻ mạnh, vì dư thừa quá nhiều vitamin A, đặc biệt với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc vitamin A với các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, vàng da, tăng áp lực nội sọ… Vì vậy, cần bổ sung chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Những thực phẩm như cà chua, cà rốt, bí ngô, dâu, và cam chín đều là nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Cần kiêng đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, tránh làm giảm thêm sức đề kháng cơ thể trẻ, vì có thể gây kích ứng và lẹo nhiều mủ hơn, lâu khỏi hơn. Đồng thời, đảm bảo rằng thức ăn được chuẩn bị và bảo quản vệ sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm thêm vi khuẩn và kích thích tình trạng viêm nhiễm ở mắt.
  • Luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng giúp trẻ có thể nhanh chóng hồi phục hơn. Hoạt động vận động có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Dù trong giai đoạn mụt lẹo, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, nhưng những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, hoặc các trò chơi ngoài trời sẽ giúp cải thiện tâm trạng và đồng thời hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp để bé hồi phục nhanh hơn.
Hinh-anh-cac-loai-rau-cu-chua-nhieu-vitamin-a.

Hình ảnh các loại rau củ chứa nhiều vitamin A

Khi con bị mụt lẹo, ba mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của trẻ và cần làm một số việc sau:

  • Cần đưa con đến thăm khám bác sĩ nếu con có dấu hiệu bị mụt lẹo
    • Dùng thuốc đúng, đủ liều do bác sĩ kê đơn cho trẻ bị mụt lẹo
    • Không sử dụng thuốc một cách tự ý để chữa lẹo mắt khi không có chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh chườm ấm khi trẻ bị lên lẹo mất
    • Vệ sinh tay đúng cách, đầy đủ, không cho trẻ chạm mắt, dụi mắt
    • Dùng gạc sạch và dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng để vệ sinh mắt
    • Cho trẻ chườm ấm mắt. Lưu ý ba mẹ cần thử nhiệt độ trước khi chườm để tránh bị bỏng
  • Dùng đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt riêng. Vệ sinh bề mặt các đồ dùng trẻ thường xuyên sử dụng.

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em uy tín, với đội ngũ bác sĩ với chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc an toàn khi bé lên lẹo tại nhà và các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Nếu có dấu hiệu bị mụt lẹo ở mắt, ba mẹ hãy đưa con đến vivision kid thăm khám để đảm bảo sức khoẻ mắt cho trẻ một cách tốt nhất.

Lời khuyên

Khi con bị mụt lẹo cần đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất. Không nên bổ sung cho trẻ quá nhiều vitamin A dù đây là chất rất cần thiết cho một đôi mắt sấng khoẻ mạnh, vì dư thừa quá nhiều vitamin A, đặc biệt với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc vitamin A với các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, vàng da, tăng áp lực nội sọ… Vì vậy, cần bổ sung chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Những thực phẩm như cà chua, cà rốt, bí ngô, dâu, và cam chín đều là nguồn dồi dào vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị mụt lẹo

Lẹo