4 đặc trưng của kính ortho-k trong điều trị cận thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Hiệu quả của kính ortho-K trong điều trị cận thị như thế nào? Giải đáp với các bác sĩ chuyên khoa về mắt của trung tâm vivision. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng sẽ thảo luận về 4 đặc điểm quan trọng của kính ortho-k trong việc điều trị cận thị.

Tìm hiểu phương pháp chỉnh khúc xạ Ortho-K

Ortho-K hay còn được gọi là Orthokeratology, là một loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào buổi sáng hôm sau. Khi sử dụng loại kính này, người dùng có thể nhìn rõ mà không cần phải đeo kính gọng hoặc bất kỳ loại kính áp tròng nào khác. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt, nguyên lý của kính Ortho-K trong điều trị cận thị đó chính là bề mặt phía sau của kính Ortho-K sẽ đè áp lực lên trung tâm của giác mạc, từ đó làm phẳng một phần của giác mạc và có hiệu quả trong việc giảm độ cận trong một khoảng thời gian cụ thể.

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K phù hợp với một số đối tượng cụ thể như:

  • Trẻ mắc tật khúc xạ cận thị và tăng độ cận nhanh chóng. 
  • Người trưởng thành không muốn sử dụng kính gọng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện mổ cận thị song song với đó là việc trẻ cũng không muốn sử dụng kính gọng.
  • Người lớn, trẻ em không thỏa mãn điều kiện cần thiết về sức khỏe để mổ cận.
Phương pháp điều chỉnh khúc xạ Ortho-K là gì? Đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Phương pháp điều chỉnh khúc xạ Ortho-K là gì? Đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Cơ chế hoạt động của Ortho-K trên giác mạc

Giác mạc là một phần quan trọng của mắt, giúp hội tụ ánh sáng vào võng mạc để chúng ta có thể nhìn rõ vật. Kính Ortho-K hoạt động bằng cách thay đổi hình dạng giác mạc, từ đó thay đổi cách ánh sáng được tập trung khi đi vào mắt. 

Thông thường, kính Ortho-K được đeo qua đêm khi ngủ và tháo ra vào ban ngày. Như đã đề cập trước đó, kính Ortho-K là loại kính cứng, thấm khí, và đủ chắc chắn để định hình lại giác mạc cũng như cho phép oxy đi qua để mắt luôn khỏe mạnh.

Để thực hiện việc lắp đặt kính Ortho-K, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tiến hành đo các thông số bề mặt giác mạc của bạn bằng giác mạc kế và các công việc cần thiết khác, sau đó tạo ra một cặp kính đặc biệt cho mắt của bạn. Việc đo giác mạc này được các bác sĩ đảm bảo không không gây đau đớn. 

Đặc trưng của Ortho-K trong điều trị cận thị là khi tháo kính vào buổi sáng giác mạc sẽ giống như của người bình thường, nhưng nếu bạn không duy trì sử dụng hàng ngày giác mạc sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Do đó bạn phải đeo liên tục để có kết quả tốt nhất có thể. 

Tính an toàn khi sử dụng Ortho-K

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt, kính Ortho-K có thể khiến nguy cơ nhiễm trùng (Viêm giác mạc do vi khuẩn) tăng cao. Khi sử dụng kính cho trẻ em cần được cha mẹ giám sát và hướng dẫn vì đây là nhóm đối tượng ít chú ý đến vệ sinh tay, kính. 

Nhiễm trùng hay viêm giác mạc do vi khuẩn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến thị lực. Vì vậy, hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng kính Ortho-K. 

Các đặc trưng cơ bản của kính ortho-k trong điều trị cận thị

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 4 đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Đeo kính vào ban đêm

Điểm đặc trưng đầu tiền khi dùng kính Ortho-K trong điều trị cận thị đó là sử dụng vào ban đêm. 

Cần thời gian để đạt hiệu quả tối đa

Điểm đặc trưng thứ hai khi dùng kính Ortho-K trong điều trị cận thị là cần thời gian nhất định để giác mạc có thể định hình một cách ổn định. Vì vậy, thời gian cần thiết để bệnh nhân đạt được thị lực tối đa có thể thay đổi từ 1 đến 4 tuần tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu của mắt.

Với mắt có độ cận thấp, thị lực có thể giống như người bình thường sau vài ngày. Trong quá trình điều chỉnh, mắt có thể gặp phải tình trạng mờ, chói và quầng sáng xung quanh ánh đèn. Đôi khi, bệnh nhân cần phải đeo kính với độ cận thấp hơn để hỗ trợ quá trình chỉnh hình mắt.

Đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Tính khả hồi

Điểm đặc trưng thứ ba khi dùng kính Ortho-K trong điều trị cận thị là tính khả hồi.  Việc điều chỉnh giác mạc chỉ mang tính tạm thời, vì vậy bệnh nhân cần đeo kính Ortho-K thường xuyên. Khi ngừng sử dụng kính, giác mạc sẽ trở lại hình dạng ban đầu và độ khúc xạ của mắt cũng sẽ được khôi phục.

Hiệu quả nhất với cận thị nhẹ đến trung bình

Đặc trưng của kính Ortho-K trong điều trị cận thị cuối cùng chính là độ hiệu quả. Tùy thuộc vào nhà sản xuất kính, độ điều trị của Ortho-K có thể lên đến -10 diop cho cận thị và -3 diop cho loạn thị. Tuy nhiên, kính sẽ hiệu quả nhất với mắt có độ cận thấp đến trung bình (từ -1 diop đến -4 diop) và loạn thị nhẹ (không quá -1 diop).

Quy trình khám, tư vấn và sử dụng kính ortho-k

Dưới đây là quy trình khám trước khi dùng ortho-k: 

Tư vấn và kiểm tra sức khỏe mắt

Bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng mắt của bạn, đo độ khúc xạ, đo độ dày giác mạc, chụp bản đồ giác mạc và kiểm tra các yếu tố khác liên quan đến sức khỏe mắt. 

Đo và khám thị lực

Bác sĩ sẽ thực hiện việc đo khúc xạ không kính để xác định độ cong giác mạc và độ khúc xạ (cận, viễn, loạn). Sau đó, các bác sĩ sẽ lựa chọn kính Ortho K phù hợp với giác mạc của bệnh nhân đồng thời thử đeo kính lên mắt cho bệnh nhân.

Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của kính ortho-k với mắt người bệnh

Bước đầu, bác sĩ kiểm tra thị lực của bệnh nhân sau khi sử dụng kính Ortho-K và kiểm tra kính định tâm, chuyển động của kính. Cuối cùng bác sĩ kiểm tra, đánh giá thị lực của bệnh nhân sau khi tháo kính.

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng kính

Khi thực hiện các bước trên, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách tháo, lắp kính, vệ sinh và bảo quản Ortho K khi ở nhà. Đồng thời đặt lịch hẹn tái khám, kiểm tra và theo dõi tình trạng mắt đều đặn.

Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính ortho-k

Một điều quan trọng, bạn cần nhớ rằng kính Ortho-K có thể thay đổi cấu trúc giác mạc ở vùng trung tâm mà không ảnh hưởng đến vùng ngoại vi. Tùy thuộc vào cảm nhận của từng bệnh nhân, việc thay đổi cấu trúc giác mạc ở vùng trung tâm có thể dẫn đến hiện tượng mờ nhòe hoặc chói sáng (glare và halo) trong đêm tối.

Ngoài ra, như các loại kính tiếp xúc khác, kính áp tròng cứng ban đêm cũng có thể gây ra một số triệu chứng trên mắt như: chảy nước mắt, đỏ, cộm, khô mắt, xước, viêm giác mạc, và nhạy cảm với ánh sáng

Lời khuyên

Kính Ortho-K trong điều trị cận thị là phương pháp hiện đại ngày nay. Phương pháp này cũng có những đặc điểm riêng mà bạn cần chú ý. Hãy đi khám mắt toàn diện trước khi sử dụng kính Ortho-K trong điều trị cận thị. 

Đặt lịch khám tại vivision để được các chuyên gia thăm khám mắt toàn diện và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn về kính Ortho-K trong điều trị cận thị

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

đặc trưng của ortho-k

ortho-k trong điều trị cận thị

quy trình khám trước khi dùng ortho-k