4 khó khăn trẻ có thể gặp khi sử dụng ortho-k

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Sử dụng ortho-k là một phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ em. Tuy nhiên quá trình sử dụng kính có thể đặt ra một số thách thức đối với trẻ. Cùng vivision kid tìm hiểu những lợi ích và khó khăn khi sử dụng ortho-k ở trẻ nhé!

Lợi ích khi sử dụng ortho-k cho trẻ

Ortho-k (Orthokeratology) là một phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng đeo vào ban đêm để tạm thời điều chỉnh hình dạng giác mạc, giúp mắt nhìn rõ trong suốt cả ngày mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng ban ngày. Dưới đây là những lợi ích khi sử dụng ortho-k mang lại cho trẻ em:

  • Kiểm soát tiến triển cận thị: Ortho-k đã được công nhận là phương pháp hiệu quả để kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em, giúp giảm nguy cơ tăng độ khúc xạ khi mắt còn đang phát triển.
  • Loại bỏ cảm giác vướng víu khi đeo kính gọng: Trẻ không còn cảm thấy khó chịu do phải đeo kính gọng liên tục, tránh được những vết hằn trên sống mũi và sự cản trở trong các hoạt động hàng ngày.
  • Thoải mái vận động: Khi sử dụng ortho-k, trẻ có thể thoải mái tham gia các hoạt động thể thao giúp trẻ tự do vận động và phát triển toàn diện.
  • Tự tin giao tiếp: Với tầm nhìn rõ ràng suốt cả ngày, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin và tự tin hơn trong giao tiếp, không gặp phải những trở ngại do tầm nhìn hạn chế.
  • Học tập không trở ngại: Sử dụng ortho-k giúp trẻ nhìn rõ mọi thông tin trên bảng hay màn chiếu, không bị cản trở trong quá trình học tập.
  • Tự do quan sát vạn vật: Kính ortho-k không giới hạn tầm nhìn của trẻ, cho phép trẻ khám phá và quan sát thế giới xung quanh một cách toàn diện, mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi.
  • Ngoại hình tự tin: Trẻ sẽ không còn mặc cảm về việc đeo kính gọng dày cộp, giúp trẻ tự tin hơn về ngoại hình và thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Thuận tiện khi điều khiển phương tiện giao thông dưới trời mưa: Trẻ sẽ không gặp phải vấn đề kính bị mờ nhòe do mưa, giúp tăng cường an toàn khi lái xe và giảm bớt lo lắng cho phụ huynh. 

Như vậy, sử dụng ortho-k không chỉ là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề thị lực của trẻ mà còn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong mọi hoạt động.

Sử dụng ortho-k cho trẻ mang lại nhiều lợi ích

Sử dụng ortho-k cho trẻ mang lại nhiều lợi ích

Một số khó khăn trẻ có thể gặp khi sử dụng ortho-k

Mặc dù ortho-k là một giải pháp hiệu quả cho việc điều chỉnh thị lực ở trẻ em, quá trình sử dụng kính có thể đặt ra một số thách thức mà trẻ cần vượt qua. Dưới đây là một số khó khăn khi sử dụng ortho-k thường gặp ở trẻ:

Trẻ có thể gặp khó khăn khi đeo và tháo kính ortho-k

Quá trình đeo và tháo kính ortho-k đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để tránh các vấn đề như tổn thương mắt, viêm nhiễm hoặc gây hỏng kính. Đối với trẻ em, việc này có thể là một thử thách, đặc biệt nếu trẻ chưa quen với việc đeo kính áp tròng.

Trước khi bắt đầu sử dụng ortho-k, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt của trẻ và hướng dẫn chi tiết quy trình đeo và tháo kính. Trong giai đoạn đầu, ba mẹ nên đồng hành với trẻ mỗi khi đeo và tháo kính để hướng dẫn và nhắc nhở các bước thao tác đúng cách. Điều này giúp trẻ quen dần và cải thiện kỹ năng, dần dần trở nên thành thạo hơn. 

Ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ luôn rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với kính và sử dụng dung dịch vệ sinh kính theo hướng dẫn. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và giảm nguy cơ viêm nhiễm mắt.

Trẻ có thể không biết cách bảo quản kính đúng cách

Việc bảo quản kính ortho-k là một phần quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ của kính. Đối với trẻ nhỏ, do chưa có kỹ năng tốt trong việc bảo quản và vệ sinh kính, nguy cơ nhiễm trùng mắt hoặc làm hỏng kính là khá cao.

Để kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro này, ba mẹ nên trực tiếp giúp con vệ sinh kính trước và sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Ba mẹ cũng cần kiên nhẫn hướng dẫn con từng bước mỗi ngày, giúp trẻ dần hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết và sau đó trẻ sẽ có thể tự bảo quản và vệ sinh kính.

Trẻ có thể không sử dụng kính hàng ngày

Trẻ có thể quên sử dụng ortho-k hàng ngày khi thói quen chưa được hình thành, dẫn đến giảm hiệu quả của phương pháp này. Để khắc phục, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như nhắc nhở con sử dụng ortho-k mỗi tối trước khi đi ngủ, đặt báo thức vào giờ cố định để trẻ nhớ đeo kính hoặc viết giấy ghi chú và dán ở những nơi con thường xuyên nhìn thấy. Những biện pháp này sẽ giúp trẻ dần nhớ và tạo thói quen sử dụng kính đều đặn.

Có thể không tuân thủ lịch tái khám

Đối với một số trẻ em nhút nhát hoặc mắc hội chứng sợ bệnh viện, việc tuân thủ lịch tái khám định kỳ hoặc đi khám khi có triệu chứng bất thường có thể trở thành một thách thức lớn. 

Vì vậy, ba mẹ nên lựa chọn các cơ sở có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng thân thiện, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ và kiên nhẫn trong việc chăm sóc. Sự hỗ trợ này giúp giảm bớt sự lo lắng của trẻ khi đến khám và đảm bảo rằng trẻ sẽ tuân thủ lịch tái khám cần thiết để duy trì hiệu quả khi sử dụng ortho-k.

Trẻ có thể gặp khó khăn khi đeo kính ortho-k

Trẻ có thể gặp khó khăn khi đeo kính ortho-k

Theo dõi và chăm sóc mắt trẻ trong quá trình sử dụng ortho-k

Trong thời gian đầu, trẻ có thể gặp một số triệu chứng ở mắt do sự điều chỉnh của giác mạc. Việc theo dõi các triệu chứng ở trẻ và chăm sóc mắt hợp lý là cần thiết đảm bảo kính ortho-k phát huy tối đa công dụng mà không gây hại cho mắt trẻ.

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ trong thời gian đầu

Một số triệu chứng bình thường khi sử dụng ortho-k bao gồm:

  • Cảm giác như có vật thể lạ trong mắt và hơi cộm.
  • Mắt có thể hơi khô và có vảy nhẹ ở khóe mắt khi thức dậy.
  • Thị lực chưa ổn định trong vài tuần đầu sử dụng kính.
  • Hiện tượng lóa và xuất hiện quầng sáng vào ban đêm, đặc biệt trong những tháng đầu tiên đeo kính.

Tuy nhiên, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ gặp phải các triệu chứng bất thường sau đây:

  • Đau mắt hoặc tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cảm giác nóng rát, châm chích và chảy nhiều nước mắt.
  • Mắt bị đỏ.
  • Cảm giác kính bị dính chặt vào mắt và gặp khó khăn khi tháo kính vào buổi sáng.

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường này, hãy cho trẻ ngừng sử dụng ortho-k và đến ngay cơ sở nhãn khoa để được thăm khám và nhận hướng dẫn từ bác sĩ.

Một số lưu ý khác

Trong một số trường hợp, việc ngừng sử dụng ortho-k là cần thiết để bảo vệ sức khỏe mắt. Dưới đây là những dấu hiệu mà người dùng nên dừng việc sử dụng phương pháp này:

  • Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm như viêm kết giác mạc, điều này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho mắt nếu tiếp tục sử dụng ortho-k.
  • Nếu mắt gặp chấn thương hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở giác mạc, kết mạc hoặc mí mắt, việc tiếp tục sử dụng có thể làm tình trạng trở nên xấu hơn.
  • Nếu gặp tình trạng thiếu nước mắt nghiêm trọng hoặc khô mắt do viêm, việc sử dụng kính ortho-k có thể gây thêm khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
  • Giảm độ nhạy giác mạc có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng mắt không thích hợp với việc đeo kính ortho-k.
  • Nếu trẻ gặp phản ứng dị ứng với bề mặt nhãn cầu khi đeo kính hoặc khi tiếp xúc với dung dịch kính.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với các thành phần trong dung dịch tẩy rửa như peroxide hoặc hydraglyde, việc ngừng đeo ortho-k sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mắt của bạn.
Cần ngừng sử dụng ortho-k khi trẻ bị viêm kết giác mạc

Cần ngừng sử dụng ortho-k khi trẻ bị viêm kết giác mạc

Điều gì sẽ xảy ra ở mỗi lần thăm khám?

Mỗi lần thăm khám khi sử dụng ortho-k đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả của phương pháp điều trị. Dưới đây là những điều sẽ xảy ra ở mỗi lần thăm khám.

Lần khám đầu tiên là buổi tư vấn

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ đo hình dạng bề mặt trước của mắt bằng cách sử dụng máy chụp bản đồ giác mạc. Điều này giúp xác định các thông số và phát hiện các vấn đề trên cấu trúc giác mạc. Sau đó, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh trắc học mắt và lấy đó làm cơ sở để xem trục nhãn cầu có phát triển dài ra hay không trong thời gian tới. Đây là cách để theo dõi sự tiến triển của cận thị. Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe bề mặt trước của mắt để đảm bảo việc sử dụng ortho-k là an toàn. 

Dựa vào các kết quả này, bác sĩ sẽ quyết định xem trẻ có phù hợp với việc sử dụng ortho-k không. Nếu ba mẹ và trẻ quyết định tiếp tục, bác sĩ sẽ đặt làm kính theo yêu cầu và cung cấp cho trẻ trong buổi hẹn tiếp theo.

Lần tiếp theo là hướng dẫn về cách đeo và tháo kính

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đeo kính cho trẻ để kiểm tra độ vừa vặn và chất lượng thị lực. Nếu kính vừa vặn tốt và thị lực ổn định, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho ba mẹ và trẻ cách đeo, tháo kính và những lưu ý khi sử dụng ortho-k, khi đã hiểu rõ, ba mẹ và trẻ có thể về nhà.

Hẹn tái khám sau 1 ngày

Mục tiêu của buổi hẹn tái khám sau 1 ngày là đảm bảo rằng đêm đầu tiên trẻ đeo kính đã thành công. Bác sĩ muốn gặp trẻ ngay sáng hôm sau để kiểm tra xem việc đeo tháo có đúng hướng dẫn không. Bác sĩ sẽ đo thị lực của trẻ và chụp bản đồ giác mạc, đồng thời kiểm tra bề mặt mắt để phát hiện vùng khô hoặc xước. Đây là buổi tái khám rất quan trọng để biết quá trình đeo và tháo kính đã đúng chưa.

Hẹn tái khám sau 1 tuần/2 tuần/1 tháng

Tại tất cả các buổi hẹn tái khám sau, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực, chụp bản đồ giác mạc và sức khỏe của mắt. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng của kính, vì vậy hãy đảm bảo mang kính đến mỗi lần khám. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ điều chỉnh kính nếu cần thiết.

Hẹn tái khám hàng quý 

Các buổi hẹn tái khám hàng quý rất quan trọng để theo dõi sự tiến triển của cận thị. Trong buổi hẹn hàng năm, bác sĩ sẽ kiểm tra lại đơn thuốc và đo chiều dài của mắt. Chiều dài của mắt là cơ sở chính xác nhất để xác định xem cận thị có tiến triển hay không. Nếu có sự tiến triển của cận thị, bác sĩ có thể điều chỉnh thiết kế của kính hoặc thêm các phương pháp điều trị kiểm soát cận thị khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng của kính để đảm bảo không có xước hay cặn bám có thể gây hại cho mắt. 

Trong buổi hẹn hàng quý, bác sĩ sẽ quyết định xem trẻ có thể tiếp tục sử dụng ortho-k hiện tại hay cần thay đổi kính ortho-k mới. Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của cả bề mặt trước và sau của mắt để đảm bảo sức khỏe mắt tối ưu.

Mỗi lần tái khám khi sử dụng ortho-k đóng vai trò rất quan trọng

Mỗi lần tái khám khi sử dụng ortho-k đóng vai trò rất quan trọng

Đặt lịch khám tại vivision kid để được thăm khám, tư vấn về cách sử dụng ortho-k và phát hiện những biểu hiện bất thường về mắt sớm nhất có thể nhé!

Lời khuyên

Khi sử dụng ortho-k, trẻ có thể gặp một số khó khăn, điều này có thể khiến trẻ không muốn đeo kính. Tuy nhiên, ba mẹ hãy đồng hành và hỗ trợ để giúp trẻ sử dụng kính đúng cách và hiệu quả, đặc biệt đừng quên đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên để phát hiện và xử lý sớm các biến chứng có thể xảy ra.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

khó khăn khi sử dụng ortho-k

sử dụng ortho-k

Cận thị cao có dùng được kính Ortho-K không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Dùng kính Ortho-K hay hay kính áp tròng mềm?

Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

Kính Ortho-K có cần dùng liên tục không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý