5 Lưu ý khi chọn gọng kính cho trẻ em
Làm sao để lựa chọn gọng kính cho trẻ em đáp ứng được yêu tố phù hợp, hiệu quả? Lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ trung tâm vivision kid về những lưu ý khi lựa chọn gọng kính cho trẻ em.
Khi nào cần đeo kính gọng?
Tình trạng tật khúc xạ hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Để điều trị tật khúc xạ, nhiều bậc phụ huynh sẽ lựa chọn kính gọng cho bé. Nhưng khi nào trẻ cần đeo kính gọng?
Trao đổi với các chuyên gia nhãn khoa, việc đeo kính gọng cho trẻ không có thời điểm cố định. Trẻ cần đeo kính gọng khi cảm thấy khó khăn trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động hằng ngày do việc mắt nhìn mờ, không nhìn rõ gần hoặc xa. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, các bé cần được thăm khám với chuyên gia nhãn khoa và đeo kính nếu bác sĩ chỉ định.
Tình trạng mắc tật khúc xạ của trẻ em hiện nay
Tật khúc xạ đang trở thành một vấn đề sức khỏe mắt phổ biến ở trẻ em trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tình trạng này đang gia tăng và gây ra nhiều lo ngại cho các bậc phụ huynh cũng như các chuyên gia y tế.
Tỷ lệ mắc ngày càng cao
Tỷ lệ trẻ em mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị đang gia tăng với tốc độ đáng báo động. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2018, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ước tính khoảng 15 – 20% ở học sinh nông thôn và 30 – 40% ở khu vực thành phố.
Khi xem xét riêng nhóm trẻ em từ 6 đến 15 tuổi trên toàn quốc, có khoảng gần 15 triệu trẻ em, trong đó tỷ lệ mắc tật khúc xạ ước tính khoảng 20%. Do đó, Việt Nam ước tính có gần 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó khoảng 2/3 trẻ bị cận thị.
Dựa trên các số liệu thống kê, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ tại thành phố cao hơn so với trẻ em ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân có thể là do trẻ em thành phố tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử.
Các tật khúc xạ trẻ có thể mắc
Tại Việt Nam, tật khúc xạ trẻ mắc nhiều nhất bao gồm cận thị, loạn thị, viễn thị.
- Cận thị: Tật khúc xạ này là phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em đang trong độ tuổi đi học. Các bé mắc cận thị sẽ có khả năng nhìn rõ các vật ở gần, nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn xa.
- Loạn thị: Loạn thị gây ra hiện tượng hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc biến dạng.
- Viễn thị: Trẻ em mắc tật viễn thị thường có khả năng nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa, nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần.
Tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc tật khúc xạ đang có xu hướng gia tăng. Vậy nên việc phát hiện và điều chỉnh kính cho trẻ em mắc các tật khúc xạ sớm là rất cần thiết. Nếu không được can thiệp kịp thời, các tật khúc xạ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ,…
Cách chọn gọng kính cho trẻ em
Việc chọn kính gọng phù hợp cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể như giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin. Ngoài ra, khi lựa chọn gọng kính cho trẻ em các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý tới 5 điều quan trọng sau:
Hình dáng
Hình dáng khi lựa chọn gọng kính cho trẻ em sẽ là một yếu tố giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn. Mỗi bé sẽ có một khuôn mặt và tính cách khác biệt, do đó ngày nay có rất nhiều hình dạng gọng kính để trẻ lựa chọn.
Một số hình dạng gọng kính cho trẻ em có thể kể tới như gọng tròn, vuông,…. Để nắm rõ hơn về hình dáng của gọng kính, dưới đây là một số ưu nhược điểm của từng hình dạng gọng kính:
- Gọng tròn: Gọng tròn tạo nên một diện mạo dễ thương, phù hợp với nhiều hình dáng khuôn mặt. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho khuôn mặt tròn trở nên bầu bĩnh hơn.
- Gọng vuông: Mang lại cảm giác mạnh mẽ và năng động. Thích hợp cho trẻ em có khuôn mặt tròn hoặc hình oval.
- Gọng mắt mèo: Loại gọng kính này được khá nhiều các bé nữ quan tâm khi mang trong mình vẻ cá tính. Song loại gọng kính này lại không phù hợp với bé trai.
- Gọng oval: Đây là kiểu gọng kính phổ biến nhất và thích hợp với hầu hết các hình dạng khuôn mặt.
Kích thước
Đo kích thước gọng kính một cách chính xác là điều cần thiết để đảm bảo kính phù hợp với khuôn mặt của trẻ. Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo về những điểm cần đo khi lựa chọn gọng kính cho trẻ em bao gồm kích thước cầu mũi, chiều dài càng kính.
Chất liệu của gọng kính
Chất liệu của gọng kính có tác động lớn đến độ bền, trọng lượng và cảm giác khi sử dụng. Cụ thể như sau:
Chất liệu | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nhựa | Nhẹ nhàng, chắc chắn, phong phú về màu sắc, giá cả hợp lý, dễ dàng trong việc tạo hình | Dễ bị xước và có khả năng bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao |
Kim loại | Độ bền cao, chắc chắn, mang tính sang trọng, ít bị biến dạng | Nặng hơn nhựa |
Titan | Rất nhẹ, có độ bền cao, không gây dị ứng, chống ăn mòn và có tính đàn hồi tốt | Giá thành cao |
Màu sắc
Trẻ em thường có sở thích với màu sắc, đặc biệt là các bé gái thường rất yêu thích màu hồng. Do đó, gọng kính dành cho trẻ em thường phong phú và chủ yếu tập trung vào các màu sắc tươi sáng. Nhiều bé có thể chưa quen với việc đeo một cặp kính suốt cả ngày, vì vậy các bậc phụ huynh nên chọn màu sắc mà các bé yêu thích.
Mức độ phù hợp của gọng kính với độ tuổi của trẻ
Mỗi độ tuổi của trẻ em sẽ tương ứng với những loại gọng kính phù hợp khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ dưới 12 tuổi: Nên lựa chọn gọng kính được làm từ chất liệu nhẹ nhàng, mềm mại, có thiết kế đơn giản và màu sắc tươi sáng để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Trẻ trên 12 tuổi: Trẻ lúc này đã có khả năng tự chọn lựa kiểu dáng và màu sắc mà mình ưa thích. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo rằng kính phù hợp với tật khúc xạ của trẻ.
Nhắn tin cho vivision kid để được các bác sĩ chuyên khoa về mắt tư vấn và gợi ý về cách chọn kính gọng cho trẻ em.
Lời khuyên
Khi chọn gọng kính cho trẻ em các bậc phụ huynh nên cân nhắc yếu tố phù hợp, thoải mái và thích thú khi đeo. Điều này giúp duy trì thói quen đeo kính cho trẻ. Ngoài ra, các ba mẹ cũng nên đưa trẻ đến thăm khám và tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia nhãn khoa về cách chọn gọng kính.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: