Cận thị bẩm sinh: Hướng dẫn từ a-z từ phòng ngừa, dấu hiệu đến điều trị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận bẩm sinh khiến thị lực suy giảm khiến trẻ em gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ luôn hỏi: “Cận thị bẩm sinh có chữa được không?” Hay “Cận thị bẩm sinh có mổ được không?”

Cận thị bẩm sinh là gì? 

Can-thi-bam-sinh-la-gi

Cận thị bẩm sinh là gì?

Từ như tên gọi của căn bệnh này, cận bẩm sinh ở trẻ em gây ra bởi yếu tố di truyền cụ thể hơn, nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả hai đều bị cận thị thì khả năng con sinh ra mắc cận thị là khá cao. Đặc biệt là trẻ em mắc cận thị bẩm sinh thường có số độ cận cao hơn và cầu mắt dài hơn so với các bạn đồng trang lứa. 

Có rất nhiều nghiên cứu về tính di truyền của bệnh cận thị ở trẻ đã chỉ ra rằng:

  • Cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ trẻ em mắc phải cận thị là 33-60%.
  • Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thì thì tỷ lệ là 6-15%.
  • Cả cha và mẹ đều KHÔNG bị cận thì tỷ lệ là 15% vì có hơn 24 mã gen có liên quan đến việc cận thị.
Cận thị bẩm sinh là tật khúc xạ có tính di truyền

Cận thị bẩm sinh là tật khúc xạ có tính di truyền

Tính di truyền trong cận thị là một trong những yếu tố quan trọng, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng cận thị ở trẻ cần được quan tâm hơn cả. Phải kể đến yếu tố sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi… ở khoảng cách gần, tỉ lệ ánh sáng cao và vượt quá thời gian cho phép.

Các dấu hiệu nhận biết cận thị bẩm sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi thường khó để xác định được có mắc cận thị bẩm sinh hay không, mặc dù cận thị bẩm sinh thường mắc từ khi trẻ mới sinh. Độ tuổi để cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết rằng con mình có bị cận thị hay không thường từ 5 đến 8 tuổi. Dưới đây là một số những biểu hiệu ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Khi xem ti vi, cầm điện thoại, trẻ có xu hướng ngồi gần, tiến sát hoặc cầm sát mắt để xem.
  • Trẻ có thói quen nheo, dụi mắt mắt thường xuyên.
  • Thường nghiêng đầu khi nhìn và nhìn xa rất tập trung.
  • Rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi ra đường hoặc gặp ánh sáng, trẻ có thói quen nheo mắt, tay che mắt hoặc chạy nước mắt.
  • Trẻ có xu hướng cúi sát xuống bàn khi đọc hoặc khi viết.

Những biến chứng của cận thị bẩm sinh 

Trẻ em cần nên được khám mắt định kỳ ở các cơ sở y tế để tránh tăng độ nhanh gây biến chứng khi trưởng thành vì từ độ tuổi từ 13 tuổi – 18 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh nhất của cận thị. Những biến chứng của cận bẩm sinh phải kể đến là xuất huyết hoàng điểm, thoái hóa võng mạc, nhược thị, rối loạn thị giác nghiêm trọng, thậm chí là mù lòa. Sau đó bệnh sẽ phát triển từ từ hoặc ngừng hẳn cho đến 40 tuổi. Tuy nhiên khả năng phục hồi mắt ở người cận thị bẩm sinh là rất khó.

Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Hiện nay, bệnh cận thị bẩm sinh có thể dễ dàng điều chỉnh được bằng kính đeo mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể cách hoạt động của những phương pháp này như thế nào nhé!

Phương pháp đeo kính gọng 

can-thi-deo-kinh-gong

Em bé cận thị đeo kính gọng khá thoải mái

Có thể nói đây là phương pháp phổ biến nhất và được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con vì ưu điểm là an toàn, dễ dàng điều chỉnh chính xác độ cận của con. Bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được bác sĩ thăm khám, đo khúc xạ và lựa chọn được cặp kính cận phù hợp với độ cận của con nhé. 

  • Ưu điểm: an toàn, dễ dàng điều chỉnh chính xác độ cận.
  • Nhược điểm: thường xuyên phải thay kính, đeo kính đôi khi bất tiện trong sinh hoạt.

Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho K

deo-kinh-ortho-k

Đeo kính Ortho-K để vứt bỏ kính gọng

Phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K là một trong những phương pháp giúp hạn chế tăng độ và cải thiện thị lực, tuy nhiên, đây là một phương pháp khá  mới mẻ với các bậc cha mẹ. Loại kính này giúp người đeo điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời, thông qua cơ chế định hình giác mạc. Ortho-K là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau, khi đó người dùng sẽ nhìn rõ mà không cần phải đeo kính gọng hay 1 kính áp tròng nào khác. 

Trước khi đeo loại kính này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu Kính áp tròng ban đêm Ortho-K là gì? Dùng kính đeo ban đêm có nguy hiểm không? để nắm được thông tin rõ nhất

  • Ưu điểm: chỉ cần sử dụng vào ban đêm, không cần đeo kính cả ngày.
  • Nhược điểm: cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp mổ cận

Can-thi-bam-sinh

Có nên mổ cận thị?

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học ngày nay, việc điều trị tật cận thị bẩm sinh ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Người bị cận thị bẩm sinh có thể can thiệp phẫu thuật tật khúc xạ để xóa cận hoặc làm giảm độ cận xuống (trong trường hợp độ cận quá cao). Tuy nhiên, mổ cận chỉ áp dụng cho người đủ 18 tuổi trở lên và cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phẫu thuật. Hiện nay có 3 phương pháp mổ cận phổ biến nhất, đó là:

  • Lasik: Sử dụng tia laser để định hình giác mạc, giúp thay đổi thông số khúc xạ của mắt. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao và rất an toàn.
  • Lasek: Cũng là phương pháp phẫu thuật bằng tia laser nhưng kỹ thuật phức tạp hơn. Để áp dụng trên những bé có độ cận cao, giác mạc mỏng, không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật Lasik.
  • Phakic: Bác sĩ sẽ cấy ghép 1 thấu kính quang học vào sau mống mắt và trước tinh thể. Đây là phương pháp áp dụng cho những trẻ có độ cận quá cao.
  1. Ưu điểm: Phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả và triệt để nhất hiện nay.
  2. Nhược điểm: Dành cho người trên 18 tuổi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phẫu thuật

Bố mẹ cần làm gì khi bé bị cận bẩm sinh

Đối với bệnh cận bẩm sinh thì rất khó để có thể ngăn ngừa hoàn toàn vì như đã nói ở trên yếu tố di truyền đóng một phần rất quan trọng gây ra bệnh này. Nên đưa trẻ đi khám mắt tổng quát để tìm nguyên nhân và tìm hiểu các phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh.

Các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng vì mức độ cận thị của trẻ, hay nói cách khác việc trì hoãn tăng độ nhanh của trẻ lại đến từ hành vi, lối sống hàng ngày của trẻ và điều này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Dưới đây là một vài lời khuyên về cách phòng ngừa, chăm sóc, kiểm soát độ cận ở trẻ bị cận thị bẩm sinh:

Thường xuyên đưa trẻ đi khám mắt

Để biết con mình có bị cận thị bẩm sinh hay không, cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt thường xuyên 3-6 tháng/lần để bác sĩ đo độ cận, theo dõi độ cận ở trẻ và điều chỉnh kính mắt hợp lý cho trẻ.

Tạo thói quen tốt cho mắt

  • Ánh sáng: Đảm bảo phòng học của trẻ có đầy đủ ánh sáng. Tránh cho trẻ sinh hoạt ở nơi có ánh sáng quá sáng hoặc quá tối 
  • Đọc sách: Khi đọc sách nên giữ khoảng cách là 40-50 cm ở trạng thái ngồi thẳng, không nằm hoặc cúi đầu cong lưng 
  • Xem tivi: Khoảng cách tốt nhất cho trẻ xem tivi là ít nhất 3 mét
  • Khuyến khích tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Hạn chế giải trí bằng cách xem tivi, chơi game trên điện thoại di động.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Những thực phẩm có chứa các dưỡng chất như vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… sẽ rất tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sức khỏe mắt cho trẻ.

Tập thể dục cho mắt

Khi trẻ mệt mỏi, hay dụi mắt khi học tập hay sinh hoạt, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ các bài tập thể dục cho mắt đơn giản sau: 

  • Bài tập nhắm mắt (10 lần): Nhắm mắt trong 4-5 giây, thả lỏng cơ thể, mở mắt ra 4-5 giây, sau đó lại nhắm lại 4-5 giây.
  • Nhìn tập trung (5 phút): Khi mắt hoạt động trong 30-40 phút hãy hướng mắt trẻ ra khoảng cách xa trong 5 phút.

Nếu bố mẹ đang lo lắng không biết liệu con có bị cận thị bẩm sinh không, hãy đặt lịch khám tại vivision kid để các bác sĩ chuyên khoa Mắt khám, chẩn đoán và tư vấn về tình trạng mắt con nhé. 

Lời khuyên

Cận bẩm sinh cần được phát hiện sớm nhất có thể và điều trị với phương pháp phù hợp. Trẻ còn nhỏ nên bố mẹ khó phát hiện khi ở nhà. Vì vậy, tốt nhất là bố mẹ cho con đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Đặc biệt là với gia đình có cả bố và mẹ bị cận hoặc 1 trong 2 bị cận.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

cận thị

Cận thị bẩm sinh

Kiểm soát cận thị

tật khúc xạ

thể dục mắt