Bị cận 10 độ có đeo được kính áp tròng không

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Ngày nay, tỉ lệ người mắc cận thị và cận thị cao ngày càng có xu hướng tăng lên. Nhu cầu tìm kiếm những giải pháp thay thế kính gọng ngày một nhiều hơn. Một giải pháp được nhiều người quan tâm là sử dụng kính áp tròng. Cùng vivision đi tìm hiểu câu hỏi cận 10 độ đeo kính áp tròng được không nhé!

Cận nặng có đeo kính áp tròng được không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi cận 10 độ đeo kính áp tròng được không, chúng ta cần tìm hiểu xem cận nặng có nên đeo kính áp tròng được không? Cận thị nặng vẫn có thể sử dụng kính áp tròng do hiện trên thị trường có những dòng kính áp tròng với độ cận từ 0.5 độ tới hơn 20 độ. Tuy nhiên, kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nên cần được thăm khám và chỉ định sử dụng kính từ các chuyên gia nhãn khoa.

Can-10-do-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Em bé đeo kính áp tròng

Cận 10 độ đeo kính áp tròng được không?

Can-10-do-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Kính gọng cận 10 độ

Cận 10 độ hoàn toàn có thể đeo được kính áp tròng và đạt hiệu quả tốt. Khi mắc cận thị, ánh sáng sẽ tập trung vào trước võng mạc. Điều này sẽ khiến quan sát những vật ở xa sẽ bị mờ nhòe. Kính áp tròng với đúng độ cận khi đặt vào mắt sẽ giúp ảnh rơi được vào đúng võng mạc và nhìn rõ hơn.

Ngoài ra một ưu điểm nữa của kính áp tròng đó là an toàn hơn khi chơi thể thao do khả năng tiếp xúc trực tiếp với mắt. Kính áp tròng cũng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và không bị sương mù che phủ như trường hợp bạn dùng kính gọng thông thường. Do đó những người lo rằng “Cận 10 độ đeo kính áp tròng được không” có thể sử dụng được loại kính này.

Tuy vậy, nếu muốn đeo kính áp tròng thì bạn phải đến đi khám mắt tại các cơ sở uy tín có chuyên môn về nhãn khoa để bác sĩ xác định xem bạn có đủ điều kiện và phù hợp để đeo chúng lên mắt hay không. 

Cách chọn kính áp tròng cận phù hợp

Can-10-do-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Cận 10 độ đeo kính áp tròng được không?

Hiện tại, có 2 loại kính áp tròng cận thị chính là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm, cụ thể như sau:

  • Kính áp tròng cận thị cứng: Thời gian sử dụng dài.
  • Kính áp tròng cận thị mềm: Có thời gian sử dụng nhất định và có chia thành các loại nhỏ hơn như: Loại 1 ngày, loại 1 tuần, loại 1 tháng,…
  • Kính áp tròng đeo ban đêm Ortho-K: Đặc biệt với các bé, thị lực tốt với kính vẫn còn tiếp tục tăng số thì đây vẫn là 1 phương pháp rất hiệu quả.

Cách sử dụng kính áp tròng mềm cận thị

Cách đeo kính:

  • Vệ sinh tay sạch;
  • Lắc nhẹ hộp đựng chứa dung dịch bảo vệ để làm giãn kính;
  • Trượt nhẹ kính ra khỏi hộp, để kính trên lòng bàn tay;
  • Kiểm tra trước khi đeo: Kính phải vòng cung tự nhiên, không vòng ra ngoài;
  • Đặt kính lên đầu ngón trỏ hoặc ngón giữa;
  • Dùng các ngón tay của bàn tay kia mở rộng mi mắt trên và mi mắt dưới, cố định để không chớp mắt khi đeo;
  • Nhìn thẳng và từ từ đặt kính vào mắt, giữ mi từ 2-3 giây cho kính ổn định;
  • Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, đảo mắt xoay tròn một vòng nhằm cố định kính và chớp nhẹ mắt;
  • Kiểm tra để chắc chắn kính đã nằm đúng ở vị trí trung tâm của mắt;
  • Lặp lại với mắt bên kia.

Cách tháo kính:

  • Trước khi tháo kính, nhìn vào gương và liếc lên trên;
  • Dùng ngón giữa kéo mi mắt dưới xuống;
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ kính và lấy kính ra ngoài.

Đeo kính áp tròng có tốt không?

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: Kính cũng có rất nhiều lựa chọn cho người sử dụng.
  • Tiện lợi: Kính gọn, nhẹ, dễ sử dụng, thích hợp với người chơi thể thao hoặc làm những công việc đòi hỏi các hoạt động mạnh. Đồng thời, kính áp tròng không bị nhòe đi khi đi mưa như kính gọng cổ điển.
  • Giúp tầm nhìn rộng hơn: Không giống kính gọng bị giới hạn bởi gọng kính, kính áp tròng di chuyển theo chuyển động của mắt, giúp người đeo dễ dàng quan sát xung quanh.
  • Bảo vệ mắt: Hầu hết các loại kính áp tròng hiện nay đều có 1 lớp chống lại tác hại của tia cực tím, giúp bảo vệ mắt.

Hạn chế:

  • Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về mắt: Nếu đeo kính không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hoặc nhiễm trùng. Một bệnh lý thường gặp khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô, xảy ra do lớp tế bào ngoài cùng giác mạc bị tổn thương vì tiếp xúc với kính áp tròng.
  • Khó sử dụng: Kính khó đeo, đặc biệt là với những người lần đầu tiên sử dụng.
  • Vệ sinh kính: Cần vệ sinh kính hằng ngày, hay không được sử dụng kính đã quá hạn, luôn cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo.

Lưu ý đối với người sử dụng kính áp tròng

Có một số lưu ý cho người sử dụng kính áp tròng cho người cận nói chung như:

  • Nên đeo kính áp tròng trước khi bắt đầu trang điểm (đối với kính áp tròng ban ngày);
  • Không sử dụng lại dung dịch ngâm kính cũ;
  • Vệ sinh kính bằng nước chuyên dụng;
  • Trước khi bắt đầu sử dụng kính áp tròng nên đi khám;
  • Không nên đeo kính quá lâu, không sử dụng chung kính áp tròng;
  • Khi đang có những triệu chứng như sưng, đỏ, chảy nước mắt,… ngưng sử dụng kính áp tròng.

Người cận 10 độ nói riêng và người mắc tật khúc xạ nói chung, khi sử dụng kính áp tròng hãy thận trọng và nhớ thăm khám thường xuyên để được kiểm soát độ cận, phát hiện và theo dõi những biến chứng của cận thị nặng. Đặt lịch khám tại vivision để được các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa khám và tư vấn phương pháp kiểm soát cận thị thích hợp cho bạn nhé!

Lời khuyên

Với độ cận cao, đặc biệt với độ cận trên 10 độ, bạn cần xác định các thông số của mắt có phù hợp để đeo kính áp tròng hay không, bạn cần được thăm khám và quyết định bởi các bác sĩ mắt. Do vậy, hãy đến những cơ sở khám mắt uy tín để có thể kiểm tra chính xác. 

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cận 10 độ

cận 10 độ đeo kính áp tròng được không

cận thị

Khám kính tiếp xúc

kính kiểm soát cận thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý