Viễn thị thì đeo kính gì? Bị viễn thị có nên đeo kính không

Viễn thị là tật khúc xạ thường gặp hiện nay. Người viễn thị có thể điều chỉnh số độ viễn bằng việc đeo kính. Vậy người viễn thị nên đeo thấu kính nào? Cùng vivision giải đáp thắc mắc viễn thị đeo kính gì trong bài viết dưới đây!

Kính điều trị viễn thị

Vien-thi-thi-deo-kinh-gi

So sánh kính điều chỉnh viễn thị so với cận thị, loạn thị

Người bị Viễn thị – Hyperopia có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng khó nhìn hoặc nhìn mờ những vật ở gần do các hình hình ảnh thay vì hội tụ trên võng mạc thì lại hiện ở phía sau võng mạc. Để điều chỉnh độ viễn thị, bệnh nhân có thể sử dụng kính có thấu kính hội tụ như bạn có thể thấy ở trên ảnh giúp điều chỉnh điểm hội tụ hình ảnh ngay trên võng mạc khiến mắt nhìn rõ hơn. 

Để có một gọng kính phù hợp với tình trạng gặp phải, bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện mắt để các bác sĩ thăm khám và tư vấn. Kính hội tụ cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Bị viễn thị thì đeo kính gì?”, nhưng có những loại kính hội tụ như thế nào thì cùng vivision đi qua 1 lượt các loại kính điều trị viễn thị đang được dùng nhé!

Mắt bị viễn thị thì đeo kính gì?

Khi bạn khám mắt và nhận từ kết quả đo thị lực, nếu trong từ kết quả của bạn có dấu (+) thì có nghĩa rằng bạn đang mắc tật viễn thị, nếu là dấu (-) là cận thị. Hiện nay có 3 loại kính để điều trị viễn là kính gọng, kính áp tròng và kính Ortho-K.

Kính gọng viễn thị

Vien-thi-thi-deo-kinh-gi

Đeo kính gọng điều trị viễn thị

Kính gọng là phương pháp điều chỉnh số độ cận phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.

Về ưu điểm: 

  • Kính gọng có giá tiền rẻ, vừa túi tiền;
  • An toàn, tiện lợi khi sử dụng, không tiếp xúc trực tiếp với mắt ;
  • Không gây ra các kích ứng khó chịu như khô mắt, viêm nhiễm mắt;
  • Có thể sử dụng nhiều lớp phủ lên tròng kính tùy mong muốn: chống lóa, chống ánh sáng xanh, chống vân tay…

Về nhược điểm:

  • Tầm nhìn bị thu hẹp trong phạm vi tròng kính;
  • Thường xuyên gặp tình trạng mờ mắt kính khi trời mưa hoặc gặp hơi nước, hoặc trong điều kiện sương mù;
  • Một số người có khuôn mặt không phù hợp để đeo kính thì kính gọng có thể gây ra vấn đề thiếu thẩm mỹ khi đeo;
  • Kính viễn cao làm mắt người đeo bị phóng to ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Kính áp trong mềm (Lens)

Kính áp tròng mềm là loại kính được nhiều người sử dụng vì tính thẩm mỹ của nó với thiết kế ôm sát giác mạc, có độ cong phù hợp với cấu tạo độ cong của từng giác mạc.

Về ưu điểm:

  • Kính áp tròng có tính thẩm mỹ, gọn nhẹ, được chọn màu lens tùy sở thích;
  • Tầm nhìn được mở rộng hơn so với kính gọng;
  • Không bị mờ mắt kính khi đi dưới trời mưa hoặc trong sương mù.

Về nhược điểm:

  • Khó sử dụng với những người dùng lần đầu tiên;
  • Cần lưu ý bảo quản, vệ sinh kỹ lưỡng hơn kính gọng để tránh gây tình trạng viêm nhiễm mắt; 
  • Giá thành cao hơn kính gọng cận;
  • Có thời hạn sử dụng kính. Nếu đeo quá thời hạn kính, không tuân thủ vệ sinh và tái khám định kỳ có thể gây viêm loét mắt, tổn thương giác mạc, cộm mắt, nhiễm trùng mắt…

Kính áp tròng ban đêm chỉnh hình giác mạc (Ortho-K)

Can-10-do-co-deo-duoc-kinh-ap-trong-khong

Em bé đeo kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là dòng kính được các bác sĩ công nhận có thể điều trị độ viễn thị tạm thời mà không cần phẫu thuật. Kính được thiết kế để đeo trước khi ngủ vào đêm và tháo ra vào sáng hôm sau. Trong quá trình đeo kính, độ cong giác mạc bị viễn thị sẽ được điều chỉnh thành trạng thái bình thường, vì thế, mắt có thể thấy rõ khi tháo kính vào buổi sáng.

Về ưu điểm:

  • Không cần phải đeo kính gọng cả ngày dài mà chỉ cần đeo 6-8 tiếng vào ban đêm;
  • Điều trị được hầu hết các tật khúc xạ phổ biến như viễn thị, cận thị, loạn thị;
  • An toàn khi sử dụng.

Về nhược điểm:

  • Cũng như kính áp tròng mềm, Ortho-K cũng gây khó khăn trong những lần đeo đầu tiên;
  • Giá thành cao hơn hẳn so với 2 loại kính trước;
  • Không phải phương pháp điều trị viễn thị vĩnh viễn.

Các loại kính khác

Ngoài 3 loại kính phổ biến trên, thì tùy vào mỗi trường hợp và sinh hoạt hàng ngày mà người viễn thị có thể trang bị thêm một số loại kính khác.

  • Nếu làm việc trong môi trường ngoài trời, nhiều ánh sáng thì trang bị thêm kính râm viễn thị có lớp phủ chống tia UV.
  • Nếu làm việc ở môi trường dưới nước hoặc thường xuyên đi bơi thì trang bị thêm kính bơi viễn thị.

Viễn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Những người có số độ viễn trên 1 độ thì cần đeo kính thường xuyên để giúp mắt bớt áp lực khi phải điều tiết để nhìn rõ hơn, giảm tình trạng mỏi mắt. Còn với những người dưới 1 độ thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên nhưng nên sử dụng trong những trường hợp phải đọc nhiều, làm việc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài hoặc trong những công việc cần phải nhìn gần.

Lưu ý gì khi sử dụng kính viễn

Luu-y-khi-deo-kinh

Đeo kính đúng độ

Để có một chiếc kính hỗ trợ mắt nhìn sáng rõ, người bị viễn thị cần lưu ý các điều sau: 

  • Đeo kính đúng độ viễn của mình: Việc đeo kính lệch độ khiến mắt làm việc nhiều làm tình trạng nhức mỏi mắt gia tăng và các vấn đề liên quan đến hệ điều tiết của mắt. Vì thế để có thể nhìn rõ và thoải mái nhất thì việc đeo kính đúng độ là điều cần thiết.
  • Sử dụng gọng kính có chất liệu an toàn và mắt kính chính hãng: Đeo kính có chất lượng kém có thể gây nên mắt khó chịu, các kích ứng mắt, tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt hơn (đối với kính áp tròng mềm).
  • Có lịch khám mắt định kỳ: Khám mắt 2 lần/năm là điều cần thiết để có thể theo dõi tình trạng viễn thị của mình và có những biện pháp điều trị kịp thời nếu mắt gặp vấn đề.

vivision tự tin là địa chỉ tin cậy, đảm bảo uy tín để bạn được tư vấn đầy đủ và tốt nhất. Hãy liên hệ vivision đặt lịch ngay để được thăm khám nhé.

Lời khuyên

Viễn thị tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Việc đeo kính viễn thị sẽ giúp bạn cải thiện thị lực, hỗ trợ trong học tập, công việc và sinh hoạt. Vì vậy, bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm tật khúc xạ này để có biện pháp điều trị tật viễn thị mắt tốt nhất.

Gắn thẻ:

bị viễn thị đeo kính gì

Viễn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý