Kiểm tra loạn thị như thế nào? 3 cách kiểm tra loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Loạn thị cần phát hiện sớm để đưa ra những cách điều trị phù hợp đặc biệt trên đối tượng các bạn nhỏ. Vậy làm thế nào để kiểm tra loạn thị? Cùng vivision kid đi tìm hiểu nhé!

Loạn thị là gì?

Kiem-tra-loan-thi

Loạn thị là gì?

 

Loạn thị là bất thường hình dạng về độ cong giác mạc và/hoặc thể thuỷ tinh. Loạn thị có từ khi sinh ra, bị sẹo sau chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật giác mạc. Ánh sáng đi qua giác mạc hội tụ tại một điểm trên võng mạc để nhìn rõ ảnh. Khi độ cong giác mạc không đều nhau, do đó ánh sáng đi qua giác mạc bị khúc xạ hội tụ nhiều tiêu điểm. Vì vậy, mắt loạn thị nhìn hình ảnh bị mờ nhòe, đổ bóng mờ.

Tại sao phải kiểm tra loạn thị?

Kiem-tra-loan-thi-nhu-the-nao

Loạn thị cho thấy hình ảnh bị nhoè hơn

Loạn thị có biểu hiện chủ yếu là nhìn nhoè, không rõ nét nên các bé hay đọc nhầm các chữ hay các số có nét tương đồng, ví dụ: số 8 và 9, 5 và 6, B và S… Bên cạnh đó, các bé có thể sẽ nghiêng đầu hay nheo mắt để nhìn. Tuỳ vào độ loạn cao hay thấp mà con có biểu hiện với mức độ rõ ràng khác nhau. Bố mẹ cần để ý kỹ.

Do đó loạn thị có thể gây cản trở tầm nhìn ở mọi khoảng cách phụ thuộc vào độ loạn thấp hay cao. Ngoài ra người mắc loạn thị không đeo kính khiến mắt phải điều tiết nhiều gây ra các triệu chứng kèm theo như nhức mỏi mắt, đau đầu. 

Kiểm tra loạn thị rất cần thiết nhằm xác định độ loạn để lựa chọn phương pháp điều trị loạn thị phù hợp. Đối với trẻ em loạn thị cao đi kèm với cận thị hoặc viễn thị không được chỉnh kính có thể gây ra nhược thị, vì vậy điều quan trọng là bạn cũng cần đưa con bạn đi khám mắt thường xuyên.

Phương pháp để bác sĩ kiểm tra loạn thị – Khám khúc xạ

Thoi-quen-tot-cho-mat

Cần đi khám mắt định kỳ

Để chẩn đoán liệu có mắc tật loạn thị hay không, nguyên nhân loạn thị và mức độ hiện tại bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra sau đây:

Kiểm tra thị lực

Kiem-tra-loan-thi

Đo thị lực

Người thăm khám được yêu cầu đọc các chữ cái hoặc các bảng hình ở một khoảng cách nhất định. Thị lực tốt khi đọc được đến dòng 20/20(tương đương 10/10). Thị lực kém không đạt được kết quả 20/20 tức là mắt có thể đang mắc tật khúc xạ. Phương pháp này tuy không kiểm tra loạn thị 1 cách chính xác, nhưng nó giúp y bác sĩ, các chuyên gia nhãn khoa có thể dự đoán được khoảng tật khúc xạ có thể thuận tiện hơn cho quá trình soi bóng đồng tử ở dưới.

Chụp máy khúc xạ tự động hoặc máy Spot vision

Kiem-tra-loan-thi

Chụp khúc xạ tự động

Sau khi chụp máy khúc xạ tự động, máy sẽ cho ra kết quả với độ khúc xạ sơ bộ, dự đoán bạn mắc tật khúc xạ cận viễn loạn thị như thế nào. Tuy nhiên, kiểm tra loạn thị qua cách này chỉ mang tính chất tương đối, cần phải các bước tinh chỉnh lại từ các chuyên gia, bác sĩ để cho ra kết quả chính xác nhất.

Những chỉ số cần quan tâm khi nhìn vào kết quả trên/ cách đọc độ cận loạn: 

  • Kí hiệu SPH (viết tắt của sphere) hay độ cầu là chỉ số cho biết độ cận hoặc viễn thị.
  • Kí hiệu CYL (viết tắt của cylinder)hay độ trụ là chỉ số biết độ loạn thị.
  • Kí hiệu AX (viết tắt của Axis) là chỉ số cho biết trục của loạn thị.

Lưu ý dành cho các phụ huynh và các bạn đây chỉ là kết quả sơ bộ mục đích dự đoán, không thể lấy độ hiển thị trên tờ giấy để cắt kính. Spot vision – máy chụp quang khúc xạ(hay máy chụp khúc xạ tự động cầm tay) là thiết bị dành cho các bạn nhỏ tuổi hoặc không hợp tác, kết quả hiển thị giống như máy chụp khúc xạ tự động.

Soi bóng đồng tử

Kiem-tra-loan-thi

Khám khúc xạ khách quan

Đây là phương pháp kiểm tra loạn thị cũng như các tật khúc xạ khác 1 cách khách quan mà không cần dựa vào phản hồi của người thăm khám, xác định được tật khúc xạ là cận, viễn hay loạn thị. Phương pháp này có thể thực hiện trên mọi đối tượng. Đặc biệt hữu ích với các bé không phối hợp để chụp khúc xạ tự động. Sau các bước trên thì bác sĩ/chuyên gia sẽ làm thêm các bước khám khúc xạ chủ quan để tinh chỉnh ra độ loạn thị chính xác.

Chụp bản đồ giác mạc

Kiem-tra-loan-thi

Chụp bản đồ giác mạc

Đây là 1 phương pháp kiểm tra loạn thị do hình dạng giác mạc mang tính chính xác cao, sử dụng các vòng tròn đồng tâm để đo độ cong giác mạc. Thường thì các bé có loạn thị cao sẽ được chỉ định chụp bản đồ giác mạc. Ngoài ra, người thăm khám được chụp bản đồ giác mạc để loại trừ loạn thị do giác mạc chóp gây ra.

Trên đây là 1 số cách kiểm tra loạn thị, tuy nhiên, bố mẹ sẽ không thể tìm được 1 cách đo loạn thị tại nhà chính xác được, và hãy cho bé đi khám mắt ở cơ sở uy tín nha! Để được tư vấn các vấn đề về mắt hay tật khúc xạ, hãy liên hệ ngay đến hotline 0334141213 hoặc đặt lịch khám ở khung bên dưới.

Lời khuyên

Kiểm tra loạn thị tại nhà mà không có các máy móc chuyên dụng sẽ không cho ra 1 kết quả chính xác được. Nếu bé có các dấu hiệu của loạn thị hay bất kỳ vấn đề gi về mắt thì bố mẹ cần cho con đi kiểm tra sức khoẻ mắt để có 1 phác đồ điều trị tốt nhất cho bé.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

kiểm tra loạn thị

Loạn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý