Cận thị ở trẻ em. 3 cách điều trị cận thị ở trẻ em

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận thị ở trẻ em vẫn luôn là 1 vấn đề nhức nhối khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy có các phương pháp điều trị cận thị ở trẻ em nào tốt? Cái nào là tốt nhất?

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc cận thị ngày càng có chiều hướng gia tăng. Độ tuổi trẻ thường mắc tật khúc xạ này là từ 6 đến 18 tuổi. Khi bị cận thị thì trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt hằng ngày, vậy cận thị có thể điều trị được không? vivision kid sẽ trả lời thắc mắc này trong bài viết ngày hôm nay!

Những nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ em

Can-thi-o-tre-em

Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị ở trẻ nhưng phổ biến nhất là do yếu tố di truyền và do thói quen sinh hoạt hằng ngày ở trẻ.

Cận thị ở trẻ em do di truyền

Can-thi-o-tre-em

Yếu tố di truyền

Trẻ em khi sinh ra đã mắc cận thị, tình trạng này gọi là cận thị bẩm sinh vì trong gia đình trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả 2 người đều bị cận thị. Cụ thể hơn:

  • Nếu cả bố và mẹ đều cận thì tỷ lệ trẻ cận là 33-60%.
  • Nếu chỉ có bố hoặc mẹ thì tỷ lệ sẽ là 6-15%.
  • Nếu cả bố và mẹ không cận thì tỷ lệ là 15% (vì có hơn 24 mã gen liên quan đến cận và do thói quen sinh hoạt hằng ngày).

Cận thị ở trẻ em do thói quen sinh hoạt

Can-thi-o-tre-em

Thói quen gây cận thị ở trẻ em

Trẻ em mắc cận thị có những thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau cũng dẫn đến cận thị:

  • Có môi trường học tập quá tối, không đủ sáng.
  • Ngồi sai tư thế khi học tập: ngồi cúi sát sách vở.
  • Hay nằm, quỳ, bò để đọc truyện, sách.
  • Sử dụng nhiều thiết bị điện tử trong thời gian dài như điện thoại, máy tính bảng, tivi…
  • Không dành thời gian để mắt nghỉ ngơi.

Các thói quen xấu này sẽ làm tăng áp lực cho mắt, bắt mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến nguy cơ cận

Các dấu hiệu trẻ có thể bị cận thị 

Khi trẻ quá nhỏ (dưới 3 tuổi) thì không thể xác định được trẻ có mắc cận thị không. Từ 4-8 tuổi, trẻ sẽ có những dấu hiệu để nhận biết rõ rệt hơn như

  • Nhìn xa mờ, trẻ sẽ hay nheo mắt hoặc nháy mắt thường xuyên.
  • Trẻ thích xem và nhìn ở cự ly gần, nhìn sát tivi, đọc sách gần mắt, xem điện thoại gần mắt.
  • Trẻ có thể có xu hướng nghiêng đầu.
  • Hay bị chảy nước mắt, không thích ánh sáng hoặc rất nhạy cảm với ánh sáng.
  • Khi học bài trẻ thường cúi sát sách vở để đọc học viết.

Nếu bố mẹ nhận thấy con có những dấu hiệu trên thì hãy cho trẻ khám mắt ngay ở các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện tật khúc xạ con đang gặp phải, tránh để lâu dài khi độ khúc xạ cao mà không được chỉnh kính kịp thời dễ gây ra những biến chứng ở mắt, nhược thị.

Các phương pháp điều trị cận thị ở trẻ

Với những trẻ dưới 18 tuổi thì chưa đủ điều kiện để phẫu thuật mắt (mổ cận) thì không có phương pháp điều trị cận thị dứt điểm. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau để điều chỉnh số độ cận của trẻ giúp trẻ cải thiện thị lực và sinh hoạt hằng ngày tốt hơn.

Điều trị bằng kính cận gọng

Dieu-tri-can-thi-o-tre-em

Đeo kính cận gọng là phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh cận thị

Đây là phương pháp tiện lợi, an toàn và phù hợp với túi tiền của cha mẹ nhất. Đeo kính cận gọng có thể điều chỉnh chính xác độ cận của trẻ. Để có thể lựa chọn được cặp kính cận phù hợp với trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám, bệnh viện uy tín trang bị đầy đủ máy móc hiện đại cũng như các bác sĩ có chuyên môn cao để thăm khám và đo mắt khi có những dấu hiệu cận thị.

Điều trị cận thị ở trẻ bằng kính áp tròng

Dieu-tri-can-thi-o-tre

Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng đang dần được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn trong điều trị các tật khúc xạ điển hình như cận thị, viễn thị đặc biệt trong các trường hợp có độ cận/viễn cao hoặc chênh lệch khúc xạ. Có 2 loại kính áp tròng cận thị chủ yếu là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm, thông thường sẽ dùng kính áp tròng mềm bởi độ dễ chịu của nó khiến các bé hợp tác hơn.

Điều trị bằng Ortho-K (Orthokeratology)

Ortho-K là kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt để chỉnh hình giác mạc tạm thời. Trẻ chỉ cần đeo kính trước khi ngủ vào ban đêm và tháo ra vào buổi sáng hôm sau, khi đó trẻ không cần phải đeo kính cận gọng cả ngày mà vẫn nhìn rõ. Đây là phương pháp điều trị cận thị ở trẻ em được các bác sĩ khuyên dùng để cải thiện thị lực và là phương pháp hàng đầu kiểm soát tiến triển cận thị hiện nay.

Trên đây là những thông tin vivision kid về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cận thị ở trẻ cung cấp đến bậc cha mẹ. Hy vọng những thông tin này là hữu ích.

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch khám mắt bạn có thể liên hệ với vivision kid qua số hotline 0868 823 566 hoặc qua website của vivision kid nhé!

Lời khuyên

các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và chủ động tìm hiểu về loại kính áp tròng này trước khi cho con trẻ sử dụng

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Cận thị ở trẻ em