Khô mắt ở trẻ em – 1 số lưu ý bố mẹ cần biết

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Khô mắt ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị khô mắt ở trẻ em có khác gì so với người lớn? Khô mắt ở trẻ em là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại phản ánh tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao bạn nên chú ý khi trẻ phàn nàn về tình trạng khô và khó chịu tại mắt. Tình trạng này thường liên quan đến một số rối loạn tự miễn dịch, bẩm sinh, nội tiết, viêm nhiễm hoặc thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến khô mắt ở trẻ em.

Triệu chứng khô mắt ở trẻ em

Kho-mat-o-tre-em

Khô mắt ở trẻ em

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu giúp kịp thời xử lý và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Thông thường cha mẹ sẽ thấy trẻ có các dấu hiệu của khô mắt sau:

  • Thường xuyên chớp mắt.
  • Dụi mắt liên tục.
  • Đỏ quanh mắt.
  • Sợ ánh sáng.
  • Trẻ phản hồi thấy nóng rát trong mắt hoặc cộm mắt.
  • Trẻ thiếu tập trung hoặc giảm hứng thú khi học tập và vui chơi.

Như đã nói ở trên, các bé thường sẽ không biết kêu ca hoặc sẽ không nói được cảm nhận của mình nên bố mẹ ở nhà phải liên tục quan sát để phát hiện sớm vấn đề khô mắt ở trẻ em và kịp thời đưa đi khám mắt.

Nguyên do khô mắt ở trẻ em

Kho-mat-o-tre-em

Sử dụng thiết thị điện tử quá nhiều cũng gây ra khô mắt

  • Thiếu dinh dưỡng và vitamin. Sự thiếu hụt vitamin A do chế độ dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, rối loạn hấp thu,… gây ra những thay đổi lớp nhầy trong phim nước mắt do bất thường các tuyến tiết tại kết mạc khiến mất lớp nước mắt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, loét giác mạc.
  • Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến bề mặt nhãn cầu.
  • Dị ứng.
  • Viêm bờ mi, viêm kết mạc,…
  • Các bệnh toàn thân như: Bệnh trứng cá đỏ, hội chứng Sjogren, viêm khớp,…
  • Sử dụng liên tục các thiết bị điện tử  trong thời gian dài. Ngày càng có nhiều trẻ em dành nhiều thời gian hơn trước màn hình smartphone, điện thoại, TV. Nghiên cứu đã chỉ ra, việc tập trung vào các thiết bị trên khiến trẻ giảm tần suất chớp mắt đồng nghĩa là lớp nước mắt không được trải đều trên bề mặt nhãn cầu và dễ bay hơi dẫn đến khô mắt.
  • Một số thuốc có thể trực tiếp dẫn đến khô mắt hoặc chính chúng làm nặng thêm các triệu chứng trẻ mắc phải. Một số thuốc như: Thuốc bôi điều trị mụn, thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt chứa chất bảo quản,…

Phương pháp điều trị khô mắt ở trẻ em

Dieu-tri-kho-mat-o-tre-em

Điều trị khô mắt ở trẻ em bằng nước mắt nhân tạo

Mặc dù việc điều trị tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng nó cũng có thể bao gồm nước mắt nhân tạo, thay đổi dinh dưỡng, thuốc nhỏ mắt theo toa và chườm ấm.

  • Bổ sung vitamin A.
  • Nước mắt nhân tạo.
  • Thuốc nhỏ mắt, thuốc uống dưới sự kê đơn của bác sĩ.

Hầu hết các thuốc sử dụng trong điều trị khô mắt ở trẻ em có cơ chế chính là thay thế lớp nước mắt nhân tạo hoặc cải thiện các vấn đề bệnh lý bề mặt nhãn cầu và lớp phim nước mắt.

Tại vivision kid, với đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm, bé sẽ được thăm khám toàn diện và có hướng xử lý phù hợp với mỗi trẻ.

Lời khuyên

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện trên cần cho trẻ đi khám  và chẩn đoán nguyên nhân. Hãy để các bác sĩ chuyên khoa giúp ba mẹ chăm sóc sức khỏe đôi mắt bé nhé!

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Khô mắt

khô mắt ở trẻ em