Glocom là gì? 2 loại Glocom điển hình là gì?
Glocom là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa. Việc nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh để có thể được chẩn đoán và điều trị trước khi tình trạng mất thị lực nghiêm trọng xảy ra vô cùng quan trọng.
Glocom có thể có triệu chứng âm thầm nên nhiều nhiều người trong số họ mang bệnh nhưng không biết mình mắc bệnh.
Hiện tại không có cách chữa khỏi hoàn toàn , nhưng có những lựa chọn điều trị làm chậm tiến triển nếu bệnh được phát hiện sớm.
Tổng quan về Glocom
Glocom hay thiên đầu thống là một bệnh lý thần kinh mạn tính có tiến triển gây tổn hại tế bào hạch võng mạc làm mất thị trường và giảm thị lực bất khả hồi.
Glocom được chẩn đoán khi có ít nhất 2 yếu tố:
- Tăng nhãn áp
- Tổn hại thị trường
- Tổn hại thị thần kinh
Phân loại: Gồm 2 nhóm chính
- Góc mở:
Glocom góc mở nguyên phát: Hình thái thường gặp nhất do kém dẫn lưu thuỷ dịch hoặc tăng sản làm tích tụ tăng nhãn áp. Bên cạnh đó một số thuyết khác giải thích rằng kém tưới máu đầu thị thần kinh được xem là một cơ chế của bệnh
Glocom thứ phát: Do chấn thương, biến chứng đái tháo đường (Glocom tân mạch), Dùng thuốc chứa thành phần Steroid, viêm màng bồ đào,v.v
- Góc đóng: Cấu trúc góc tiền phòng hẹp làm chặn đường thoát thuỷ dịch gây các cơn glocom cấp do đó tổn hại thần kinh tương đối nhanh nếu không được kiểm soát.
Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi già, nguy cơ càng tăng khi tuổi càng cao.
- Tiền sử gia đình có người mắc Glocom.
- Tuần hoàn kém, áp lực tưới máu thấp.
- Người có tình trạng bệnh toàn thân: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, tim mạch,v.v
- Cận thị.
- Dùng Steroid liên tục trong thời gian dài.
Đi khám ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây
1 số dấu hiệu sớm của bệnh Glocom, cần đi khám ngay khi phát hiện 1 trong các bất thường sau đây:
- Mất thị lực ngoại vi hoặc một bên: Đây thường là dấu hiệu ở giai đoạn bệnh đã tiến triển trong một thời gian nhất định và chưa được kiểm soát.
- Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn: Nếu bạn nhìn thấy những vòng tròn màu cầu vồng xung quanh đèn hoặc nhạy cảm bất thường với ánh sáng, đó có thể là dấu hiệu của Glocom.
- Mắt nhìn mờ thấy màn sương: Đặc biệt nếu nó xảy ra đột ngột.
- Đỏ mắt: Đôi khi kèm theo đau nhức, đó có thể là dấu hiệu của chấn thương, nhiễm trùng hoặc tăng nhãn áp cấp tính.
- Giác mạc có hiện tượng phù đục là dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em.
- Buồn nôn hoặc nôn: Đặc biệt là khi nó đi kèm với cơn đau mắt dữ dội.
- Đau mắt và đầu: Điều này thường xảy ra ở bệnh tăng nhãn áp góc đóng, một loại bệnh tăng nhãn áp có thể phát triển nhanh chóng.
Các bác sĩ và chuyên gia của chúng tôi tại vivision kid khuyên bạn nên khám mắt hàng năm để kiểm tra những thay đổi về thị lực và tiến triển bệnh như bệnh Glocom.
Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị tăng nhãn áp hoặc nếu bạn chuẩn bị khám mắt, hãy liên hệ với vivision kid để đặt lịch. Tại đây bạn sẽ được thăm khám toàn diện và theo dõi kỹ càng.
Lời khuyên
Một số trường hợp không có biểu hiện ở giai đoạn sớm, do đó cần đi khám định kỳ hàng năm nhất là những ai trên 40 tuổi. Mặc dù không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng việc phát hiện sớm và theo dõi liên tục sức khỏe của mắt có thể hạn chế tình trạng mất thị lực và kìm hãm sự tiến triển của bệnh.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: