Phẫu thuật Glocom – Phẫu thuật thiên đầu thống là gì?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Phẫu thuật Glocom hay còn gọi là thiên đầu thống đều có mục đích làm hạ nhãn áp, dự phòng tổn hại lớp sợi thần kinh tiến triển thêm trong khi thuốc và laser bắt đầu có hiệu quả hạn chế.

Các phương pháp đều giúp làm tăng lưu thông hoặc hạn chế tiết thuỷ dịch. Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp phẫu thuật Glocom cùng với ưu nhược điểm của từng phương pháp nhé!

Ai có thể phẫu thuật Glocom?

Phau-thuat-glocom

Người có bệnh Glocom (thiên đầu thống)  kèm theo một số tình trạng sau như:

  • Đã điều trị bằng thuốclaser nhưng không có hiệu quả.
  • Không có các bệnh lý khác tại mắt và tình trạng bệnh toàn thân đảm bảo ổn định.

Nhìn chung, trước khi tiến hành phẫu thuật Glocom (hay phẫu thuật thiên đầu thống) bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh lý, giữa ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị mà cân nhắc phẫu thuật.

Phương pháp tăng lưu thông thuỷ dịch

Phau-thuat-glocom

Cắt bè củng giác mạc

  • Cơ chế: Tạo đường rò dẫn lưu thuỷ dịch từ tiền phòng vào khoang dưới kết mạc. Đường rò này có nắp đậy lên miệng được tạo bởi vạt củng mạc tránh dẫn lưu quá nhiều thuỷ dịch.
  • Chỉ định:

Không đạt nhãn áp mong muốn với laser và thuốc.

Người dị ứng với nhiều nhóm thuốc và chất bảo quản trong thuốc.

Người không tuân thủ điều trị bằng thuốc.

  • Chống chỉ định: Đã cắt bè 2-3 lần nhưng thất bại.
  • Biến chứng: Xẹp tiền phòng, tăng nhãn áp.

Cắt mống mắt chu biên

  • Cơ chế: Lỗ cắt mống mắt ngoại vị khắc phục tình trạng nghẽn đồng tử, giúp dẫn lưu thuỷ dịch ra tiền phòng.
  • Chỉ định: Trong những trường hợp mống mắt quá dày, không laser được. Kèm theo:

Glocom góc đóng tiềm tàng.

Tăng nhãn áp do dính đồng tử ở viêm màng bồ đào.

Mống mắt phẳng áp sát vào tiền phòng.

  • Biến chứng: Can thiệp mức độ nhẹ nên ít biến chứng, có thể có xuất huyết tiền phòng mức độ nhẹ.

Van dẫn lưu:

Phương pháp phẫu thuật Glocom hữu hiệu điều trị cho những trường hợp lỗ rò thất bại do sẹo xơ

  • Cơ chế: Ống silicon giúp dẫn thuỷ dịch đến một khoang trống, từ đó các mao mạch xung quang sẽ hấp thụ vào tuần hoàn.
  • Chỉ định:

Đã phẫu thuật cắt bè nhưng thất bại.

Sẹo bề mặt nhãn cầu do chấn thương, bỏng, viêm nhiễm,v.v

  • Biến chứng:

Xẹp tiền phòng do thoát thuỷ dịch quá nhiều.

Lộ ống van.

Loạn dưỡng giác mạc: Đầu van chạm giác mạc.

Phương pháp hạn chế sinh thuỷ dịch

Quang đông thể mi

  • Cơ chế: Tia laser xuyên qua củng mạc, được hấp thụ bởi biểu mô sắc số của thể mi chuyển năng lượng thành nhiệt và đốt cháy các tế bào này.

Nhờ vậy mà quá trình sản xuất thuỷ dịch bị ngừng lại đồng thời còn có thể tăng cường thoát qua con đường màng bồ đào.

  • Chỉ định: Thất bại các phương pháp khác.
  • Biến chứng:

Viêm màng bồ đào.

Giảm thị lực

Xuất huyết tiền phòng: Do tổn thương các mạch máu. Có thể giải quyết bằng điều trị nội khoa.

Nhãn áp thấp và teo nhãn cầu.

Sau phẫu thuật Glocom cần làm gì?

Glocom-goc-dong

Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm cung cấp vitamin cần thiết

Vì là can thiện nội nhãn nên bạn cần nhỏ thuốc kê sau mổ theo đúng liều lượng và lời dặn của bác sĩ điều trị.

Đeo kính bảo hộ khi ra ngoài. Hạn chế các tác nhân lạ vào mắt và vận động mạnh.

Lời khuyên

Mặc dù đã phẫu thuật không có nghĩa là bệnh Glocom (thiên đầu thống) có thể khỏi hoàn toàn, bạn vẫn cần phải khám và theo dõi sau mổ định kỳ đánh giá hiệu quả điều trị và để có hướng xử lý khi nếu có biến chứng xảy ra.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

glocom

phẫu thuật