1 mắt bị mờ là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị
1 mắt bị mờ (chỉ bị mờ 1 bên mắt phải hoặc mắt trái) thường là dấu hiệu của lệch khúc xạ. Nhìn mờ là triệu chứng thường gặp khi mắc các tật khúc xạ hay bệnh lý mắt. Nhưng nếu chỉ có một bên mắt bị mờ thì đây liệu có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?
Hiện tượng 1 mắt bị mờ
Nhìn mờ là hiện tượng thường gặp, người bệnh có cảm giác như có một lớp sương mù trước mắt khiến cho không thể nhìn rõ các vật xung quanh mà hình ảnh bị nhòe và không rõ nét. Có thể gặp khi nhìn xa hoặc nhìn gần hoặc cả hai.
1 mắt bị mờ là tình trạng nhìn mờ chỉ xảy ra ở một bên – chỉ mắt phải bị mờ hoặc chỉ mắt trái bị mờ, mắt còn lại vẫn đạt được thị lực bình thường.
Tuy nhiên bệnh nhân thường khó nhận biết mắt đang gặp vấn đề do ít che 1 bên lại để kiểm tra hoặc không để ý nên dễ bị bỏ qua dấu hiệu này.
1 số nguyên nhân gây ra tình trạng 1 mắt bị mờ
Một bên mắt bị mờ liệu có đáng lo ngại? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, tình trạng, mức độ mờ của mắt như nào. Một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng này được biết như:
Các tật khúc xạ tại mắt
Các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị thường biểu hiện với triệu chứng nhìn mờ. Với mắt cận thị, người bệnh sẽ thấy mờ khi nhìn ở xa, mức độ mờ phụ thuộc vào độ cận cũng như các yếu tố khác như mức độ điều tiết,…
Còn với mắt viễn thị, mắt sẽ nhìn mờ và mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu chỉ một mắt bị mờ thì có nghĩa người bệnh đang có sự chênh lệch tật khúc xạ giữa 2 mắt ví dụ như 1 mắt cận thị/viễn thị/loạn thị, 1 mắt bình thường.
Triệu chứng nhìn mờ do các tật khúc xạ gây ra thường xuất hiện từ từ, khi chỉ một bên mắt bị mờ thì triệu chứng thường khó nhận biết, vô tình dễ bị bỏ qua.
Đục thể thủy tinh có thể gây nhìn mờ 1 mắt
Thể thủy tinh có cấu tạo trong suốt với chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và để ảnh sáng hội tụ tại võng mạc giúp chúng ta nhìn hình ảnh được rõ nét.
Đục thể thủy tinh là trình trạng thủy tinh thể bị mờ làm cho ánh sáng không đi qua được, nhân thể thủy tinh xơ cứng làm giảm chức năng điều tiết khiến ánh sáng không thể hội tụ trên võng mạc làm hình ảnh bị mờ nhòe, không rõ nét.
Mức độ đục thể thủy tinh có thể khác nhau ở 2 bên mắt gây 1 bên mờ hơn bên còn lại.
Tăng nhãn áp 1 bên khiến cho 1 mắt bị mờ
Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực bên trong mắt tăng do lượng thủy dịch trong mắt quá lớn tạo áp lực lên mắt và có thể làm ảnh hưởng các dây thần kinh thị giác.
Bổ sung ảnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp gây mờ ở một hoặc cả hai mắt, xảy ra một cách đột ngột. Bệnh có nguy cơ gây mù lòa cao chỉ xếp sau đục thể thủy tinh.
Phương pháp điều trị mờ mắt
Một bên mắt bị mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt. Vậy nên khi nhận thấy những triệu chứng bất thường tại mắt, không giảm nhẹ khi nghỉ ngơi thì nên đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị.
Các phương pháp điều trị sẽ dựa theo nguyên nhân gây mờ:
- Nếu do các tật khúc xạ: Kiểm tra xác định tật khúc xạ chính xác của mắt, phương pháp thường dùng nhất là sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Một phương pháp khác đó là phẫu thuật khi đạt đủ điều kiện;
- Do các bệnh lý nhãn khoa: Thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để được nghe tư vấn cách điều trị phù hợp. Một số phương pháp thường dùng để điều trị như sử dụng thuốc uống hoặc nhỏ mắt, phẫu thuật,…;
- Do thói quen sinh hoạt, làm việc chưa khoa học lành mạnh khiến cho mắt trở nên căng thẳng mệt mỏi. Bạn nên xây dựng lại một lối sống lành mạnh dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng, ngồi đúng tư thế,…
Ngoài ra thì việc đi khám mắt định kỳ rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh những hậu quả nghiêm trọng. Đặt lịch khám ngay để nắm được tình trạng mắt của bé nhé!
Lời khuyên
Đây là một triệu chứng thường gặp phổ biến khi mắc các bệnh lý về mắt hay tật khúc xạ, bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra từng mắt của con ở nhà bằng cách che từng mắt con lại và so sánh. Nếu bé thấy 1 mắt bị mờ hơn thì cần cho con đi khám ngay.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: