Lác trong có chữa được không? 4 cách điều trị lác trong

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Lác trong là gì? Lác trong có chữa được không? Các cách chữa lác trong là gì?

Mắt lác có tỷ lệ xuất hiện với khoảng 3% ở trẻ em. Nếu không được chỉnh kính, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể mất thị lực do nhược thị. Trẻ bị lác trong có phải do di truyền không? Làm thế nào để chữa lác trong an toàn và hiệu quả? Cùng vivision kid đi tìm hiểu nhé!

Lác trong là gì?

Lac-trong-co-chua-duoc-khong

Lác trong

Lác/lé được chia làm nhiều loại, trong đó, lác trong là 1 trường hợp rất thường gặp.

Lác/lé trong là một bệnh về mắt liên quan đến việc một hoặc cả hai mắt của bạn hướng vào trong.

Các cơ và dây thần kinh kiểm soát mắt của bạn thường hoạt động để cho phép cả hai mắt hoạt động cùng nhau. Mắt bị lác trong, sự kiểm soát này không được phối hợp như bình thường. 

Giả lác/lé trong

Lac-trong-co-dieu-tri-duoc-khong

Mắt giả lác trong

Hai mắt có vẻ lác trong tuy nhiên khi bác sĩ kiểm tra lại không có lác. Điều nay là do trẻ có cầu mũi rộng, nếp quạt hoặc khoảng cách giữa hai mắt gần nhau.

6 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra lác/lé trong

  • Do điều tiết thường gặp nhất

Lác gắn với hoạt động của phản xạ điều tiết, có thể xuất hiện trong thời gian từ 6 tháng đến 6 năm tuổi.

  • Lác/lé trong không do điều tiết

Xuất hiện sau 6 tháng tuổi, bắt đầu có biểu hiện lác từng lúc và sau đó lác liên tục, độ lác từ 20 đến 35 điop lăng kính.

  • Lác/lé trong do bất thường thần kinh trung ương

Gặp trong các bệnh như: Hội chứng Down, liệt não, tự kỷ, xuất huyết não, tai nạn giao thông,…

  • Lác/lé trong do mất thị lực

Do mất nhìn ở một mắt dẫn đến lác trong hoặc lác ngoài

  • Láclé trong ở trẻ sơ sinh

Xuất hiện ở 6 tháng tuổi, độ lác lớn (>40 đến 50D lăng kính), không đổi khi nhìn xa và gần.

  • Lác/lé trong do thần kinh (liệt dây số VI và hội chứng co rút Duane)

Liệt dây 6 khiến mắt không đưa được ra ngoài.

Di truyền là một yếu tố nguy cơ cao gây lác/lé trong ở trẻ.

Dấu hiệu và triệu chứng của lá/lé trong cần lưu ý:

Triệu chứng chính của lác/lé trong là một hoặc cả hai mắt của bạn hướng vào trong mũi. 

  • Hai mắt không di chuyển cùng nhau
  • Nheo mắt, chớp mắt, mỏi mắt
  • Giảm khả năng nhìn hình nổi và nhận thức chiều sâu
  • Nhìn hai hình
  • Giảm thị lực (giảm thị lực ở một mắt)
  • Tư thế đầu bất thường

Lác trong có chữa được không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và độ lác sẽ quyết định hiệu quả chữa lác trong. Lác không được phát hiện và chữa sớm là nguy cơ dẫn đến nhược thị ở trẻ em.

Dưới đây là 4 phương pháp điều trị lác lác trong:

Điều trị lác trong bằng chỉnh kính

Kính gọng hoặc kính áp tròng

Lac-trong-co-chua-duoc-khong

Kính gọng (bên phải) và kính áp tròng (bên trái)

Chỉnh kính cho thị lực tối đa khi có lác và bất đồng độ kính giữa hai mắt

  • Chỉnh kính bất đồng khúc xạ – Cận thị lệch bằng kính tiếp xúc (hạn chế chênh lệch kích thước ảnh giữa hai mắt).
  • Chỉnh bất đồng khúc xạ do trục nhãn cầu bằng kính gọng là tốt nhất.
  • Che mắt hoặc atropine giọt cho chứng nhược thị do lác.

Bịt mắt – Điều trị lác trong?

Lac-trong-co-chua-duoc-khong

Bịt mắt ở bé tập nhược thị

Nếu sau quá trình đeo kính thị của trẻ vẫn chưa đạt tối đa thì trẻ sẽ cần kết hợp bịt mắt tốt hơn.

Nhược thị nhẹ đến trung bình bịt mắt 2 tiếng/ngày

Nhược thị nặng bịt mắt 6 tiếng/ngày.

Bài tập về mắt cho điều trị lác trong

Tập mắt tích cực để cải thiện khả năng quy tụ và điều tiết hữu ích khi thị lực hai mắt tương đương nhau.

Điều trị lác trong bằng phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn

Phương pháp phẫu thuật được thực hiện khi các phương pháp trên không có hiệu quả đáng kể. Phẫu thuật nhằm nới lỏng và thắt chặt một số cơ. Tuy nhiên phẫu thuật có một số biến chứng phổ biến là điều chỉnh quá ít, hoặc quá mức. Vì đây là phương pháp xâm lấn nên có biến chứng hiếm gặp như nhiễm trùng, chảy máu, giảm thị lực.

Lời khuyên

Như vậy, những kiến thức về ở trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về lác trong. Nếu có một trong những dấu hiệu như trên nên gặp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn về lác trong, di truyền, cách điều trị tốt nhất nhé!

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

điều trị lác trong

Lác trong

lác trong là gì

Mách bạn cách tháo lens nhanh chóng, an toàn

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

So sánh gọng nhựa Acetate và TR90

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Có cần thay gọng kính khi đổi tròng kính mới không?

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền