Viêm kết mạc có phải đau mắt đỏ không? 1 số cách điều trị
Viêm kết mạc có phải đau mắt đỏ không?
Kết mạc là lớp màng ngoài cùng trong suốt che phủ phần củng mạc của nhãn cầu và phía trong bên mi mắt. Khi kết mạc bị viêm các mạch máu giãn ra sung huyết đỏ toả lan trông giống như đau mắt đỏ.
Vậy viêm kết mạc có phải chính là bệnh đau mắt đỏ hay không? Hãy cùng vivision kid tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm kết mạc và đau mắt đỏ có phải là một bệnh không?
Viêm kết mạc và đau mắt đỏ là hai tên gọi của cùng một bệnh. Nguyên nhân gây ra viêm kết mạc hay đau mắt đỏ có thể là do vi khuẩn, virus và tác nhân gây dị ứng.
Triệu chứng của viêm kết mạc và đau mắt đỏ
Viêm kết mạc và đau mắt đỏ có thể bị một bên hoặc cả hai bên mắt, biểu hiện ban đầu là kết mạc đỏ, đau kèm theo chảy nước mắt hoặc có ghèn, dử. Ngoài ra còn có thể ngứa mắt, ho, sốt, nóng mắt do sưng, mi mắt phù nề.
Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) dễ nhầm lẫn với những bệnh nào?
- Viêm loét giác mạc: Khi giác mạc bị tổn thương thì triệu chứng đau nhức mắt càng tăng lên gây khó chịu cho bệnh nhân. Kèm theo là các triệu chứng khác như đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt, dính mi mắt.
Nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương giác mạc là bị bụi, dị vật bay vào mắt. Khi đó cần rửa trôi dị vật ra khỏi mắt. Tránh dụi tay vào mắt có nguy cơ làm loét giác mạc, dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ảnh hưởng đến thị lực.
- Viêm màng bồ đào trước cấp tính: Là bệnh viêm cấp trong nhãn khoa, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng.
Bệnh có một số biểu hiện như: đau mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực nhẹ do đó bệnh dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm với viêm kết mạc. Bệnh tiến triển nhanh, cần khám và điều trị sớm.
- Viêm củng mạc: Triệu chứng gồm: đau nhức, cương tụ kết mạc, sợ ánh sáng. Bệnh viêm củng mạc có thể mắc sau phẫu thuật tại mắt hoặc sau chấn thương ở củng mạc.
Người bệnh cần phải được khám chính xác theo dõi chặt chẽ và điều trị phù hợp để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.
Vì các biểu hiện ở giai đoạn sớm của các bệnh đều tương đối giống nhau không thể phân biệt được nếu thiếu chuyên môn. Do đó người bệnh cần phải đến gặp các bác sĩ Nhãn khoa để khám chẩn đoán và hướng điều trị đúng bệnh.
Viêm kết mạc và đau mắt đỏ có lây không?
- Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi ho và hắt hơi
- Chạm tay vào đồ dùng cá nhân có mầm bệnh
- Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm như bể bơi, ao hồ
- Hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng khi chưa vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
- Vệ sinh kính áp tròng chưa đảm bảo đúng cách
Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus có tốc độ lây lan rất nhanh trong gia đình và trong cộng đồng có nguy cơ tiềm ẩn bùng phát thành dịch.
Phương pháp điều trị viêm kết mạc và đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ nhẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà
- Chườm lạnh để giảm sưng
- Vệ sinh các vảy bám trên mi mắt
- Không dụi mắt
- Không đeo kính áp tròng, ngừng trang điểm
- Nên đeo kính bảo hộ cho mắt để giảm khó chịu
Nếu nặng hơn, bệnh nhân cần phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ theo đúng nguyên nhân
Đau mắt đỏ do virus: Kéo dài khoảng từ 4 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng lại dễ lây lan. Trong trường hợp này không cần dùng kháng sinh nhưng đảm bảo vệ sinh tránh lây lan.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Cần sử dụng thêm kháng sinh
Đau mắt do dị ứng: Thuốc kháng histamin giúp giảm đau mắt đỏ
Những câu hỏi thường gặp
Bệnh viêm kết mạc và đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc và đau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: nguyên nhân, mức độ đáp ứng thuốc và sự tuân thủ của bệnh nhân.
Vì sao bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè đến cuối thu?
Những lý do sau đây:
- Đặc điểm khí hậu ở giai đoạn giao mùa từ hè sang thu thời tiết nắng nóng lại kèm mưa, độ ẩm không khí cao, nhiều khói bụi và nguồn nước bị ô nhiễm,…
- Do người nhạy cảm với thời tiết, hệ thống miễn dịch yếu làm cho vi khuẩn và virus dễ dàng tấn công.
- Các hoạt động ngoài trời như bơi lội, tắm ao hồ khiến cho virus và vi khuẩn dễ lây lan hơn.
Lời khuyên
Viêm kết mạc và đau mắt đỏ có thể bị một bên hoặc cả hai bên mắt, biểu hiện ban đầu là kết mạc đỏ, đau kèm theo chảy nước mắt hoặc có ghèn, dử. Ngoài ra còn có thể ngứa mắt, ho, sốt, nóng mắt do sưng, mi mắt phù nề. Đi khám ngay khi có triệu chứng.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: