Tăng nhãn áp là gì? 1 số bệnh tăng nhãn áp

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Bệnh tăng nhãn áp & những điều cần biết

Tăng nhãn áp là bệnh mắt thường gặp hiện nay. Nếu bạn đã từng nghe tới những căn bệnh thiên đầu thống, cườm nước, glocom, thì đây là tên gọi khác cho bệnh tăng nhãn áp. Căn bệnh này là gì và có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tăng nhãn áp là gì?

Tang-nhan-ap

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp (hay thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là tình trạng bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực ở trong mắt cao hơn bình thường, gây ra những tổn thương thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến thị lực, dần dần sẽ dẫn tới mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hiện nay, tăng nhãn áp có thể chia thành 4 loại:

  • Tăng NA nguyên phát góc mở
  • Tăng NA nguyên phát góc đóng
  • Tăng NA bẩm sinh
  • Tăng NA thứ phát

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp

Ở mắt bình thường, chất lỏng ở trong mắt (thủy dịch) được tiết ra và được dẫn lưu và thoát ra phần lớn ở kênh (gọi là vùng bè). Lưu lượng tiết và dẫn lưu thủy dịch quyết định chính tới nhãn áp của mỗi người.

Nếu phần kênh bị chặn, thủy dịch không thoát ra được sẽ gây tăng nhãn áp.

Yếu tố di truyền, hoặc vì những tác động thứ phát gây nên như: chấn thương, nhiễm trùng mắt, hóa chất bắn vào mắt, các mạch máu bị tắc hoặc viêm ở mắt.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp sẽ khác nhau ở các loại bệnh:

Tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát

Tang-nhan-ap

Dấu hiệu của tăng nhãn áp

Ban đầu bệnh nhân sẽ thấy những triệu chứng nhức đầu, nhức mắt, thị lực kém, nhìn mờ nhìn vào nguồn sáng sẽ thấy quầng xanh đỏ. Những triệu chứng thường xuất hiện vào chiều tối, sau khi làm việc căng thẳng, sau những sang chấn về tinh thần.

Khi khám mắt sẽ thấy kết mạc cương tụ rìa, đồng tử hơi giãn, nhãn áp rơi vào khoảng 28-30 mmHg. Sau những cơn đau thì nhãn áp đều trở lại bình thường. Lúc đầu, cơn nhức sẽ xuất hiện thưa thớt nhưng dần sẽ gần nhau và mức độ tăng lên. Góc tiền phòng đóng dần và sẽ xuất hiện tổn hại gai thị.

Tăng nhãn áp góc đóng cấp

Những cơn tăng nhãn áp xuất hiện đột ngột cùng với nhức mắt, nhức quanh ổ mắt, thị lực giảm nhanh và nhiều, nhìn vào nguồn sáng thấy quầng sáng nhiều màu, có thể kèm buồn nôn, đau bụng,…

Khi khám mắt sẽ thấy mi phù nề, mắt đỏ, kết mạc cương tụ rìa, đồng tử giãn méo, mất phản xạ, nhãn áp rất cao, có thể lên tới 40 mmHg.

Tăng nhãn áp góc mở nguyên phát

Thường xuất hiện âm thầm và tiến triển chậm, lần lượt qua từng giai đoạn.

Thị lực trung tâm của bệnh nhân sẽ được bảo tồn cho đến giai đoạn cuối của bệnh, thường đến khi phát hiện bệnh thì đã tới giai đoạn bệnh tiến triển. Những triệu chứng cơ bản là tăng nhãn áp, tổn hại thị trường, teo lõm đĩa thị.

Tang-nhan-ap

Nhức mắt nhiều sau khi làm việc thường xuyên có thể là triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Điều trị bệnh tăng nhãn áp như thế nào?

Tùy vào triệu chứng và phân loại bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa vào việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật mắt.

Các loại thuốc với cơ chế chính là làm hạ nhãn áp xuống, tuy nhiên mỗi loại sẽ có tác dụng phụ riêng nên cần được các chuyên gia đánh giá và đưa ra chỉ định phù hợp về liều lượng, dạng thuốc tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân.

Chú ý là bệnh nhân không được tự ý mua thuốc để tránh gây ra những rủi ro khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Khi việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì phải tiến hành phương pháp phẫu thuật. Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến ở bệnh nhân tăng nhãn áp: cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch, laser.

Phương pháp laser được sử dụng nhiều do sự hiệu quả và nhanh chóng của nó, bằng việc chiếu laser vào vùng bè củng mạc (vùng kênh thoát thủy dịch), ca phẫu thuật thường diễn ra nhanh và ít để lại biến chứng

Phòng ngừa tăng nhãn áp

Bệnh nhân nên duy trì những thói quen sau để phát hiện bệnh và phòng ngừa được bệnh tăng nhãn áp từ giai đoạn sớm:

Tang-nhan-ap

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đều đặn: Hãy xây dựng cho mình một chương trình tập thể dục một cách phù hợp. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp bạn rèn luyện sức bền, kiểm soát được nhiều loại bệnh khác.

  • Tìm hiểu về bệnh sử sức khỏe mắt của gia đình. Yếu tố di truyền rất quan trọng, vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh, bạn cần đi khám sàng lọc thường xuyên hơn.
  • Đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng/ lần: Kiểm tra mắt thường xuyên giúp bạn phát hiện không chỉ bệnh tăng nhãn áp mà còn nhiều vấn đề mắt khác từ giai đoạn sớm.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Lời khuyên

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh tăng áp lực nội nhãn. Hy vọng các bạn đọc đã rút ra được những kiến thức bổ ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người để cùng nâng cao sức khỏe đôi mắt của mỗi chúng ta nhé.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

bệnh tăng nhãn áp

tăng nhãn áp

tăng nhãn áp là gì