Mắt đỏ là bệnh gì? Mắt đỏ có nguy hiểm không?
Mắt đỏ là bệnh gì – Nguyên nhân, cách khắc phục tại nhà và khi nào trẻ cần gặp bác sĩ ngay?
Mắt đỏ là một trong những vấn đề tại mắt phổ biến nhất đặc biệt ở trẻ em. Trong đó đỏ mắt do phần kết mạc của mắt – là cấu trúc trong suất bao phủ bề mặt lòng trắng và trong mi mắt – bị viêm nhiễm hoặc do phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích thích tại mắt tạm thời.
Dấu hiệu thường đi kèm với đỏ mắt
Với nguyên nhân khác nhau thì đỏ mắt sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau, trong đó có thể kể đến một vài dấu hiệu thường gặp nhứ
- Đỏ mắt kéo dài. Nếu trẻ chỉ gặp tình trạng đỏ mắt và tự khỏi sau vài giờ thì đây có thể là tình trạng kích ứng tại mắt khi gặp tác nhân lạ, khô mắt.
- Ra gỉ mắt trong, trắng hoặc có màu ngả vàng, đục
- Cộm, ngứa mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Nhìn mờ
Nguyên nhân gây mắt đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ, tuy nhiên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vài nguyên nhân chủ yếu thường gặp ở trẻ:
Mắt đỏ chỉ kéo dài trong vài giờ
Do phản ứng của cơ thể trước các tác nhân kích thích tại mắt như khi dụi mắt, có vật lạ bay vào mắt, khô mắt, sau khi khóc,… Khi đó đỏ mắt có thể tự hết sau vài giờ khi đã được loại bỏ tác nhân kích thích.
Đau mắt đỏ hay bệnh viêm kết mạc
- Do Virus: đau mắt đỏ do virus rất dễ lây, và là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra ở một bên mắt, sau đó lan sang mắt còn lại và đi kèm với việc mắt ra nhiều gỉ trong, trắng. Với nhiều trường hợp con cũng có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.
- Do vi khuẩn: Có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt, gỉ mắt ngả vàng, đục, có thể kèm theo cộm, ngứa, khó mở mắt vào buổi sáng,…
- Do dị ứng: Ngoài đỏ mắt, đau mắt đỏ do dị ứng thường đi kèm với các dấu hiệu như cộm, ngứa khiến trẻ rất khó chịu, nhiều trường hợp có thể kèm theo phù mi mắt, hoặc các dấu hiệu toàn thân do dị ứng như mẩn đỏ, ngứa,…
Nguyên nhân dị ứng có thể do thời tiết, bụi, nước bể bơi,..
Các phương pháp điều trị tại nhà
Khi bé bị đỏ mắt bố mẹ có thể chú ý những lưu ý sau để hạn chế tình trạng đau mắt đỏ trở nên nặng hơn và tránh lây sang mắt còn lại, hoặc mọi người trong gia đình.
- Giữ vệ sinh tay, mắt sạch sẽ
- Hạn chế tối đa bé dụi mắt
- Không sử dụng chung nước nhỏ mắt giữa mắt đỏ và mắt còn lại.
- Hạn chế sử dụng khăn mặt để lau mắt hay dùng chung khăn mặt, hay sử dụng tăm bông, bông ẩm để vệ sinh mắt cho bé.
- Tranh cho mắt tiếp xúc với bụi, nước bẩn.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt các loại thuốc có tác dụng giảm đỏ mắt, ngứa mắt, vì trong những loại thuốc này có thể chứa kháng sinh, antihistamine mà khi sử dụng kéo dài có thể gây bệnh lý tại mắt, gây kháng thuốc.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ
Trong những trường hợp đỏ mắt chỉ kéo dài trong vài giờ thì bố mẹ hoàn toàn có thể theo dõi và thực hiện các hướng dẫn ở trên để tránh việc viêm nhiễm xảy ra tại mắt con.
Khi đỏ mắt không tự khỏi sau 1-2 ngày thì bố mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt khi tình trạng mắt đỏ nặng hơn, kèm theo ra gỉ mắt nhiều, sợ ánh sáng, cộm ngứa.
Mỗi nguyên nhân gây đau mắt đỏ sẽ có các hướng điều trị khác nhau.
- Trong điều trị đau mắt cho virus sẽ tập trung vào điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Các thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp này giúp hạn chế các biến chứng của bệnh. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 2-3 tuần nếu không có biến chứng đặc biệt.
- Đối với nguyên nhân do vi khuẩn, bố mẹ sẽ cần thường xuyên vệ sinh mắt của con để giúp loại bỏ vi khuẩn, cũng như độc tố từ vi khuẩn tiết ra. Kháng sinh trong trường hợp này giúp loại trừ vi khuẩn và thường sẽ được kê kéo dài trong 7-10 ngày.
- Đau mắt đỏ do dị ứng có nguyên nhân do phản ứng của cơ thể với tác nhân dị ứng, vì vậy thuốc trong trường này có hiệu quả giúp giảm sự khó chịu do đau mắt đỏ gây ra, tuy nhiên nếu sử dụng liên tục và kéo dài có thể gây ra các bệnh lý như tăng nhãn áp, đục thể thuỷ tinh,… Ngoài ra viêm kết mạc do dị ứng thường lặp đi lặp lại, đặc biệt khi bạn ở trong môi trường có nhiều yếu tố dễ gây dị ứng.
Lưu ý khi trẻ có đau mắt đỏ
- Khi bé sơ sinh có đau mắt đỏ bố mẹ cần cho con đi khám ngay vì ở giai đoạn này hệ miễn dịch của con còn yếu và rất dễ bị tổn thương, cũng như việc sử dụng kháng sinh cho con cần nhiều lưu ý
- Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn rất dễ lây nhiễm, vì thế bố mẹ cần chủ động phòng chống cho bản thân và con trong những trường hợp này.
- Dù đã được đề cập nhiều lần trong bài, nhưng bố mẹ cần tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và đưa con đi khám sớm nhất sau khi phát hiện đau mắt đỏ.
Lời khuyên
Cuối cùng nếu bố mẹ có thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về các vấn đề tại mắt của con, bố mẹ có thể liên hệ ngay vivision kid qua số hotline để được chuyên gia hỗ trợ và tư vấn!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: