Độ dài trục nhãn cầu – Kiểm soát cận thị có sự liên quan gì?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Độ dài trục nhãn cầu – Đây là yếu tố đánh giá sự hiệu quả của phương pháp kiểm soát cận thị bạn đang sử dụng?

“Kiểm soát cận thị” hay “Hạn chế tăng độ” là cụm từ nóng nhất trong nhiều năm trở lại đây, khi tỷ lệ cận thị tăng cao một cách báo động, và cộng đồng đang ngày càng quan tâm đến những tác hại của cận thị hơn.

Vậy thì chúng ta cứ lặp đi lặp lại việc kiểm soát cận thị ở trẻ, bé tăng độ cần được kiểm soát cận thị, nhưng không mấy ai thật sự đề cập liệu phương pháp kiểm soát cận thị con đang sử dụng có thật sự hiệu quả và đâu là đích đến của việc kiểm soát cận thị?

Vì sao độ dài trục nhãn cầu lại là mục tiêu?

Trục nhãn cầu và tương quan với độ cận

Trục nhãn cầu là yếu tố chính liên quan đến sự thay đổi khúc xạ ở trẻ. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra sự tương quan giữa sự thay đổi chiều dài trục nhãn cầu và sự thay đổi khúc xạ 

Trong nghiên cứu về độ hiệu quả của kính Misight trong việc kiểm soát cận thị, người ta thấy cứ 1mm độ dài trục nhãn cầu tăng, tương đương với 2.40D độ cận tăng.

Hay trong nghiên cứu BLINK, 1mm độ dài trục nhãn cầu tương ứng với 1.63D độ cận đối với nhóm sử dụng kính thông thường.

Kiem-soat-can-thi-o-tre

Cận thị là gì?

Độ dài trục nhãn cầu và mối liên hệ trực tiếp với biến chứng tại đáy mắt

Tiếp theo, chiều dài trục nhãn cầu là yếu tố liên quan trực tiếp đến nguy cơ xuất hiện các biến chứng tại đáy mắt.(4

Nhãn cầu thường ổn định sau 12 tuổi, với độ dài trung bình ở nam là 23.5mm và 23mm ở nữ, thường có sự thay đổi từ 0.1-0.2mm khi trẻ đi học, và thay đổi ít hơn khi trẻ hơn 10 tuổi, chỉ còn dưới 0.1mm mỗi năm.

Qua đó, khi trục nhãn cầu càng dài hơn so với mức trung bình, thì nguy cơ có biến chứng tại đáy mắt lại càng tăng cao.

Do-dai-truc-nhan-cau-va-kiem-soat-can-thi

Biến chứng võng mạc trên đối tượng cận thị cao

Theo đó, chiều dài trục nhãn cầu từ 26mm-30mm sẽ tăng nguy cơ có biến chứng tại đáy mắt lên hơn 25%, và nguy cơ này tăng một cách đột biến lên hơn 90% với độ dài trục nhãn cầu lớn hơn 30mm.

Ngoài ra nguy cơ suy giảm thị lực ở người có độ dài trục nhãn cầu cơ hơn 28mm sẽ gấp 11-24 lần so với người có độ dài dưới 24mm.

Chính vì những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ mắt do độ dài trục nhãn cầu cao gây ra, một trong những mục tiêu chính của kiểm soát cận thị là chiều dài trục nhãn cầu dưới 26mm

Độ cận không phải lúc nào cũng phản ánh đúng độ dài trục nhãn cầu

Độ cận chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác trong đó bao gồm công suất giác mạc, công suất thể thuỷ tinh, độ dài trục nhãn cầu. Vì thế độ cận không thể phản ánh hoàn toàn độ dài trục nhãn cầu.

Chính vì thế trong nhiều trường hợp lâm sàng, độ cận thấp không đồng thời đi cùng với độ dài trục nhãn cầu thấp và ngược lại.

Độ dài trục nhãn cầu và tiên lượng tiến triển cận thị

Độ dài trục nhãn cầu cao cảnh báo tỷ lệ cận thị cao hơn ở trẻ.

Các bé có độ dài trục nhãn cầu cao hơn 50% so với lứa tuổi sẽ có nguy cơ tiến triển cận thị, cao hơn hẳn so với trẻ có độ dài trục nhãn cầu trong khoảng 50%.

Theo nghiên cứu thì đến năm 12 tuổi, gần 40% trẻ có độ dài trục nhãn cầu trên 50% so với lứa tuổi, con số này là hơn 60% khi trẻ có độ dài trục nhãn cầu trên 75% so với lứa tuổi, và 80% với trẻ có độ dài trục nhãn cầu cao hơn 95% so với lứa tuổi.

Theo đó, chiều dài trục nhãn cầu của con càng cao so với trùng bình lứa tuổi thì việc kiểm soát cận thị của con càng cận được quan tâm, và có những phương pháp hiệu quả hơn trong kiểm soát cận thị.

Và điều này càng cần được nhất mạnh hơn với các bé có chiều dài trục nhãn cầu trên 75% so với tuổi.

Do-dai-truc-nhan-cau-va-kiem-soat-can-thi-tien-trien

Tương quan độ dài trục nhãn cầu và kiểm soát cận thị tiến triển

Độ dài trục nhãn cầu và hiệu quả kiểm soát cận thị

Mục tiêu trong kiểm soát cận thị là độ dài trục nhãn cầu dưới 26mm để hạn chế tối đa những nguy cơ về sức khoẻ mắt.

Ngoài ra, tốc độ thay đổi độ dài trục nhãn cầu cũng là yếu tố cần được đánh giá. 

Độ dài trục nhãn cầu vẫn sẽ có sự thay đổi nhỏ trong quá trình phát triển của con, thông thường độ dài sẽ có sự thay đổi khoảng 0.1-0.2mm mỗi năm. Và đây cũng là một phần trong việc đánh giá hiệu quả của phương pháp kiểm soát cận thị. 

Với các bạn sử dụng kính Ortho-K – Kính áp tròng ban đêm kiểm soát cận thị và bỏ kính gọng – đo độ dài trục nhãn cầu là cách tối ưu nhất trong theo dõi hiệu quả của kính, khi mà tật khúc xạ của trẻ còn phụ thuộc nhiều vào hình thái và tác dụng chỉnh quang của kính với từng bé.

Trong kiểm soát cận thị, việc không thể đánh giá chiều dài trục nhãn cầu là một thiếu sót lớn, dù vậy hiện tại ở Việt Nam không phải cơ sở nào cũng có đủ trang thiết bị để có thể theo dõi hiệu quả kiểm soát cận thị cho con.

Tuy nhiên với các bé sử dụng kính Ortho-K trong kiểm soát cận thị thì việc theo dõi chiều dài trục nhãn cầu là điều cần làm để đánh giá hiệu quả điều trị của kính.

Lời khuyên

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Kiểm soát cận thị

trục nhãn cầu

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý