Cận thị học đường – Hệ quả của sự phát triển công nghệ, hay gánh nặng do áp lực học tập

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Cận thị học đường – Hệ quả của sự phát triển công nghệ, hay gánh nặng do áp lực học tập

Theo tổ chức WHO, đến năm 2050 ở Châu Á có đến 80-90% trẻ em cận thị, trong khi theo bài báo cáo tổng hợp các nghiên cứu từ 2013-2017, tỉ lệ cận thị ở Châu Á chỉ đạt khoảng 30-60% tuỳ theo quốc gia.

Đây là con số đáng báo động cho chúng ta thấy tỉ lệ cận thị đang tăng cao một cách chóng mặt. 

Và cận thị học đường đang là mối quan tâm hàng đầu đối với phụ huynh, khi mà tỉ lệ cận thị tăng cao không chỉ trên tất cả lứa tuổi, mà tỉ lệ cận thị còn tăng theo độ tuổi.

Liệu việc áp lực học tập làm thời gian học tăng cao, cũng như sự phát triển công nghệ có phải nguyên nhân hàng đầu trong việc tiến triển cận thị của trẻ?

Can-thi-hoc-duong

Tỉ lệ cận thị của các châu lục qua các giai đoạn

Cận thị học đường và sự thay đổi trong sinh hoạt của trẻ

Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cận thị, tuy nhiên có 3 yếu tố chính có thể kể đến như thời gian hoạt động ngoài trời, thời gian nhìn gần và chế độ ngủ của trẻ.

Nếu kiểm soát tốt 3 yếu tố trên thì việc trẻ bị cận thị học đường sẽ có nguy cơ thấp hơn và có thể coi là phương pháp kiểm soát cận thị tiến triển tự nhiên nhất.

Tổng thời gian hoạt động ngoài trời

  • Tổng thời gian hoạt động ngoài trời là yếu tố môi trường được chứng minh có ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ khởi phát cận thị.
  • Việc thời gian học tăng, kèm theo sự thay đổi của môi trường sống, nhiều phố thị hơn, các khu vui chơi bị thu hẹp, bố mẹ bận rộn với nhiều công việc khiến thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ giảm mạnh.
  • Đặc biệt khi càng học lên cao thì số lượng bài tập, công việc cần hoàn thành của con lại càng tăng
  • Tuy nhiên trẻ nên được hoạt động trong môi trường “mở” với ánh sáng tự nhiên. Qua nghiên cứu, bước sóng ánh sáng từ 500-1000 lux rất tốt trong việc hạn chế tiến triển và khởi phát cận thị của trẻ.
    Trong môi trường với bị giới hạn nhiều mặt bởi các tòa nhà cao tầng trong đô thị làm thay đổi môi trường sáng của con và lam giảm hiệu quả của việc hoạt động ngoài trời
    .
Cach-cham-soc-mat-can-thi

Thường xuyên cho bé vui chơi hoạt động ngoài trời

Thời gian nhìn gần.

  • Ảnh hưởng của tổng thời gian nhìn gần đã được nhiều phụ huynh biết đến từ lâu, khi chúng ta vẫn luôn gắn liền hình ảnh “mọt sách” với cận thị, hay dùng nhiều điện thoại là cận.
Can-thi-hoc-duong
  • Và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cận thị của con. Việc thời gian nhìn gần tăng gây tăng nguy cơ khởi phát hay tăng độ cận.
  • Dù vậy cũng rất khó để bố mẹ có thể giảm thời gian học tập của con, khi mà áp lực của việc thi cử vẫn luôn là nỗi lo của xã hội.
  • Ngoài ra việc sử dụng thiết bị điện tử trong học tập, hay lỗi sống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cận thị, và không chỉ dừng lại ở đó, nó còn ảnh hưởng đến chính sức khoẻ mắt và vấn đề thị giác hai mắt.
  • Ý thức được chính vấn đề này, tổ chức WHO đã đưa ra những lời khuyên về việc sử dụng thiết bị điện tử hay chế độ sinh hoạt của con, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Chế độ ngủ của con

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy được rằng những trẻ có thói quen ngủ muộn có tỉ lệ cận thị cao hơn so với trẻ đi ngủ.

Ngoài ra chất lượng giấc ngủ, tần suất ngủ đủ và đúng giờ cũng có sự tương quan với nguy cơ và tỷ lệ cận thị

Tuy nhiên vì sự thay đổi của nhịp sống hiện đại đã ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của con. Từ đi ngủ trước 10h00 tối, giờ các con có thể thức đến 12h00-1h00 sáng chỉ để học hay đơn giản là xem phim, đọc sách theo sở thích.

Và đối với nhiều gia đình thì việc ngủ muộn của con trở thành một lẽ hiển nhiên do việc học, sở thích của trẻ.

Can-thi-hoc-duong

Biểu đồ tương quan giữa độ dài trục nhãn cầu và thời gian ngủ

Làm gì để phòng tránh cận thị học đường?

Vậy là sao để có thể phòng tránh “Cận thị học đường” hay ở đây chính là hệ quả của sự thay đổi môi trường, lối sống.

Thật ra thì sẽ có những lưu ý rất nhỏ, nhưng lại mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế cận thị của con, trong đó chúng ta có thể kể đến 4 quy tắc vàng trong việc bảo vệ sức khoẻ mắt:

  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời tối thiểu 2 giờ/ngày, bố mẹ có thể chú ý đưa con đến những môi trường hoạt động mở, nhiều cây xanh.
  • Quy tắc 20-20-20: cứ 20 phút nhìn gần thì con sẽ nhìn ra xa 20ft (6 met) trong vòng 20 giây. Tuy nhiên sẽ rất khó để con có thể tuân theo quy tắc này, nên bó mẹ có thể để con học trong khoảng 30-45 phút rồi cho bé nghỉ ngơi.
  • Trẻ trong tuổi đi học nên có tổng thời gian sử dụng thiết bị điện tử dưới 2 tiếng/ngày.
  • Khoảng cách đọc sách hay sử dụng điện thoại của trẻ ít nhất là 30 cm, với máy tính bố mẹ có thể ước lượng khoảng cách bằng 1 chiều dài cánh tay của con.

Lời khuyên

Những lưu ý trên là những điều rất đơn giản, nhưng để thay đổi được lối sống đã vào thói quen của trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của bố mẹ. Dù vậy chính những lưu ý nhỏ này sẽ giúp bố mẹ có thể bảo vệ mắt con tốt nhất khỏi những nguy cơ ảnh hưởng bởi cận thị.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

phòng tránh cận thị

thị học đường