Kính Ortho-K hạn chế tăng cận như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Kính Ortho-K – một phương pháp điều trị không phẫu thuật, giúp cải thiện thị lực một cách đáng kể. Với thiết kế đặc biệt và công nghệ hiện đại, kính Ortho-K đã trở thành lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Vậy kính Ortho-K hạn chế tăng cận như thế nào? Tìm hiểu ngay nhé.

Kính Ortho-K ở vivision kid có cấu tạo như thế nào?

Kinh-ortho-k-la-phuong-phap-kiem-soat-can-thi-hieu-qua

Người trẻ rất yêu thích sử dụng kính Ortho-K

Kính Ortho-K có ba vùng, theo thứ tự từ trung tâm đến ngoại vi:

Vùng điều trị

Vùng điều trị là phần trung tâm của kính, làm phẳng biểu mô giác mạc ở trung tâm. Mỗi loại kính sẽ có sự kính khác nhau trong việc xác định bán kính cong mặt sau thích hợp để điều trị tối ưu.

Vùng đảo ngược

Vùng này rộng 0,5mm đến 1,0mm này nối BOZR với vùng điều chỉnh. Độ sâu khoảng hở dưới đường cong này phản ánh mức độ cận thị được điều chỉnh. Khi điều chỉnh độ cận thị thấp hơn, độ sâu sẽ nông hơn so với điều chỉnh độ cận thị cao hơn. 

Vùng căn chỉnh

Vùng căn chỉnh nằm ở ngoại vi của kính. Sự phù hợp của vùng này góp phần lớn nhất vào việc đánh giá kính thích hợp. Vùng này giúp kính định tâm của. 

Vì sao kính Ortho-K có thể hạn chế tăng cận?

Mắt có cấu tạo hình cầu nên với kính thông thường, ánh sáng không tập trung đồng đều trên toàn bộ bề mặt võng mạc. Khi nhìn thẳng, các tia sáng ở ngoại vi hội tụ ra sau võng mạc, điều này là tác nhân kích thích trục nhãn cầu phát triển dài hơn ở trẻ em. Trục nhãn cầu dài ra dẫn đến tình trạng tăng độ cận ở trẻ. 

Ortho-K làm các tia sáng ngoại vi tập trung từ sau võng mạc lên trước võng mạc, tạo hiện tượng viễn thị hóa vùng rìa, từ đó làm giảm tín hiệu tăng trưởng và làm chậm độ giãn dài trục của nhãn cầu.

Cơ chế của Ortho-K làm phẳng vùng trung tâm của giác mạc, phân bố lại các tế bào khiến vùng trung tâm giác mạc mỏng đi, ngoại vi của giác mạc trở nên dày hơn. Vì vậy khi sử dụng Ortho-K sẽ đồng thời đạt được hai mục tiêu: 

(1) Kiểm soát tiến triển cận thị.

(2) Nhìn rõ mà không cần sử dụng kính gọng.

Giới hạn khi dùng kính áp tròng ban đêm Ortho-K

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như kiểm soát tiến triển cận thị, không cần đeo kính gọng vào ban ngày, tính thẩm mỹ, tính an toàn thì kính Ortho-K cũng có một số nhược điểm như:

  • Đây là một phương pháp tạm thời, khi bạn ngừng dùng Ortho-K thì bạn cần sử dụng lại kính gọng để có thể có thị lực tốt.
  • Cần thời gian thích nghi để đạt được thị lực tối đa.
  • Cần vệ sinh, bảo quản kính kỹ càng.
  • Cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của chuyên gia.

Mặc dù sử dụng kính Ortho-K rất an toàn, nhưng bạn cần phải giữ vệ sinh cho tay và mắt, giữ kính sạch sẽ và cần báo bất kỳ triệu chứng nào cho chuyên gia phụ trách để có thể được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Đeo kính Ortho-K như thế nào? 

Kính Ortho-K là một trong những loại kính áp tròng dễ đeo nhất. Được làm từ vật liệu cứng có thể giúp bạn dễ dàng đeo, tháo hơn so với kính áp tròng mềm. Kính Ortho-K cũng nhỏ hơn hầu hết các loại kính áp tròng mềm, điều này có thể giúp dễ dàng đeo vào mắt hơn. Việc đeo qua đêm khi ngủ giúp loại bỏ vấn đề cộm mắt hay kính rơi ra ngoài.

Cách sử dụng kính Ortho-K

Kính Ortho-K là một công cụ hữu hiệu để cải thiện thị lực, đặc biệt là đối với những người bị cận thị. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng. Dưới đây là một số bước cơ bản:

Các bước đeo kính

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ.

  • Bước 2: Tráng kính bằng nước muối sinh lý.

  • Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính.

  • Bước 4: Cố định mi trên và mi dưới.

  • Bước 5: Nhìn cố định 1 điểm trên gương.

  • Bước 6: Dùng dụng cụ đeo tháo kính để đeo kính.

Các bước tháo kính

  • Nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo trước khi tháo kính.
  • Dùng dụng cụ đeo tháo kính để tháo kính ra.
  • Cất kính từng mắt vào đúng bên theo màu.

Cách bảo quản kính Ortho-K

Để bảo quản kính Ortho-K lâu dài, bạn cần chăm sóc và vệ sinh kính thật kỹ.

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo kính. Kính để đúng quy định trong hộp về màu sắc để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
  • Ngâm kính trong dung dịch AOSEPT hoặc EVER CLEAN tối thiểu 6 tiếng/ngày trong hộp đựng chuyên dụng, và tráng lại với nước muối sinh lý trước khi đeo kính.
  • Đánh kính 1 tuần 1 lần với dung dịch BOSTON ADVANCE để làm sạch các mảng bám vào mặt kính.
Bảo quản kính Ortho-K đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ của kính

Bảo quản kính Ortho-K đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ của kính

Kính Ortho-K tại vivision kid giá bao nhiêu?

kính Ortho-K được thiết kế riêng cho giác mạc của mỗi người đeo nên chúng có xu hướng đắt hơn hầu hết các loại kính áp tròng khác. Hiện nay tại vivision kid, giá bán kính Ortho-K dao động khoảng 14.000.000-18.000.000/1 cặp kính (chưa bao gồm bộ dung dịch chăm sóc, bảo quản kính và chi phí thăm khám).

Kính Ortho-K hiện đang được bán tại nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước. Tại vivision kid, trong quá trình sử dụng kính, các bạn sẽ được thăm khám và theo dõi định kỳ bởi các chuyên gia Khúc xạ Nhãn khoa. 

Hãy đăng ký khám tại vivision kid để được tư vấn và thăm khám cùng các chuyên gia kiểm soát tiến triển cận thị nhé!

Lời khuyên về cách sử dụng kính Ortho-K

Mặc dù sử dụng kính Ortho-K rất an toàn, nhưng bạn cần phải giữ vệ sinh cho tay và mắt, giữ kính sạch sẽ và cần báo bất kỳ triệu chứng nào cho chuyên gia phụ trách để có thể được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Kính Ortho-K hiện đang được bán tại nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước. Tại vivision kid, trong quá trình sử dụng kính, các bạn sẽ được thăm khám và theo dõi định kỳ bởi các chuyên gia Khúc xạ Nhãn khoa. 

vivision kid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Cách đeo kính Ortho-K

cận thị | đọc độ cận | kính ortho-k