Nguyên nhân cận thị do thiết bị điện tử, bẩm sinh hay di truyền

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

vivision sẽ giúp bố mẹ giải đáp về nguyên nhân cận thị ở trẻ, một điều mà nhiều bố mẹ quan tâm và muốn tìm hiểu. Ở nước ta, một trong những nhóm tuổi thường gặp vấn đề về cận thị nhất là trẻ em. Tỷ lệ này dao động từ 20-40% ở khu vực đô thị và 10-15% ở nông thôn. 

Có những nguyên nhân cận thị nào?

Dưới đây là các nguyên nhân cận thị mà bố mẹ cần quan tâm:

Nguyên nhân bẩm sinh 

Ở mắt bình thường, ánh sáng sẽ đi qua các thành phần trong suốt của mắt, bao gồm giác mạc và thể thủy tinh và hội tụ tại võng mạc, nằm ở sau đáy mắt.

Nguyên nhân cận thị bẩm sinh thường liên quan đến những biến đổi về độ dài trục nhãn cầu, độ cong giác mạc và thể thủy tinh từ thời kỳ ban đầu của sự phát triển nhãn cầu. Khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc, thể thủy tinh có độ cong không đều thì ánh sáng sẽ không hội tụ đúng ở võng mạc và khiến hình ảnh trở nên mờ khi ở xa.

Tre-co-nhung-nguyen-nhan-can-thi-bam-sinh-can-duoc-phat-hien-som

Trẻ có những nguyê nhân cận thị bẩm sinh cần được phát hiện sớm

Yếu tố xuất hiện trong quá trình phát triển 

Một số yếu tố nguy cơ có thể trở thành nguyên nhân cận thị có thể kể đến như:

Gen và di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân cận thị. Nếu bố mẹ mắc cận thị từ 6 độ trở lên thì nguy cơ trẻ mắc cận thị có thể lên tới 100%. Số lượng gen liên quan đến cận thị cũng ảnh hưởng đáng kể. Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra hơn 40 gen được xác định liên quan đến nguyên nhân cận thị, chịu trách nhiệm về cấu trúc và sự phát triển của mắt.

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học 

Trẻ thường xuyên ra ngoài trời có khả năng ít bị cận thị hơn, thậm chí cả trẻ mắc cận thị cũng có tốc độ tăng độ cận chậm hơn. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân cận thị, dẫn đến bọng mắt và sưng mắt cũng như việc nhìn không tập trung. 

Thói quen nhìn gần không phù hợp

Một số yếu tố có thể là nguyên nhân cận thị có thể kể đến như tư thế ngồi học, cường độ ánh sáng, việc đọc sách ở gần, thường xuyên sử dụng TV, máy tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt, đặc biệt là nguyên nhân cận thị ở trẻ.

Làm sao để chữa cận thị cho trẻ?

Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị cận thị hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể kiểm soát và hỗ trợ trong việc giảm thiểu sự tiến triển của tình trạng cận thị. Việc tìm hiểu nguyên nhân cận thị có thể giúp kiểm soát và hỗ trợ giảm thiểu sự tiến triển của tình trạng này.

Quá trình kiểm soát cận thị thường được áp dụng cho các trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi khi độ cận đang tăng. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát cận thị mà bố mẹ có thể cân nhắc cho trẻ:

  • Nhỏ thuốc Atropin nồng độ thấp: Đây là phương pháp kiểm soát cận thị dễ áp dụng với nhiều trẻ, với chi phí thấp. Phương pháp này thường được chỉ định cho các bé cận thị từ nhỏ và không dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Sử dụng kính gọng với tròng kính thiết kế đặc biệt: Tròng kính này khiến trẻ nhìn qua các vùng khác nhau trên tròng kính. Phương pháp này giúp hạn chế sự tăng cận một cách tiện lợi, mặc dù có chi phí cao hơn so với tròng kính thông thường.
  • Dùng kính kính áp tròng ban đêm Ortho-K: Phương pháp được biết tới là giúp kiểm soát cận thị tốt nhất hiện nay. Kính Ortho-K được thiết kế đặc biệt để điều chỉnh hình dạng giác mạc khi ngủ, giúp triệt tiêu độ cận và cải thiện thị lực sau khi tháo kính.

Ngoài ra trẻ cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt và học tập hàng ngày một cách khoa học, bao gồm cải thiện điều kiện ánh sáng, tư thế ngồi, cũng như giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tăng thời gian hoạt động ngoài trời với việc đi bộ, chạy,…. để phòng ngừa nguyên nhân cận thị.

Mặc dù không có phương pháp chữa cận thị, việc phòng tránh các yếu tố nguyên nhân cận thị và áp dụng các biện pháp kiểm soát cận thị có thể hạn chế sự tiến triển của tình trạng này và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đâu là phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp với trẻ?

Mỗi trẻ sẽ có một phương pháp kiểm soát cận thị riêng tùy thuộc vào nhiều yếu tố nguyên nhân cận thị cùng với quá trình thăm khám và các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Một số yếu tố mà bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ bao gồm: 

  • Độ tuổi: Nhỏ thuốc Atropin nồng độ thấp thường phù hợp với trẻ nhỏ, trong khi kính gọng với tròng kính đặc biệt hoặc kính áp tròng ban đêm Ortho-K có thể thích hợp hơn với trẻ lớn hơn.
  • Sự hợp tác: Sử dụng Atropin nồng độ thấp thường yêu cầu ít sự hợp tác hơn, trong khi với kính gọng hoặc Ortho-K có thể đòi hỏi sự hợp tác lâu dài hơn từ trẻ.
  • Các phương pháp trẻ đã sử dụng: Việc xem xét các phương pháp trước đó giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp này để quyết định xem cần phải cân nhắc phương pháp mới, điều chỉnh liều lượng…
Su-hop-tac-cua-tre-quan-trong-trong-viec-lua-chon-phuong-phap-kiem-soat-can-thi

Sự hợp tác của trẻ quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp kiểm soát cận thị

Để chọn phương pháp phù hợp nhất cho con của bạn, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa mắt là quan trọng. Bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất và cá nhân hóa cho tình trạng cận thị của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ có nguyên nhân cận thị, bố mẹ đừng ngần ngại đưa trẻ đến những cơ sở khám mắt uy tín để được khám và tư vấn những phương pháp xử trí phù hợp.

Đến với hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, bố mẹ sẽ được gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt từ Bệnh viện Mắt Trung Ương cùng các Optometrists tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có chuyên môn cao và kinh nghiệm quốc tế sẵn sàng hỗ trợ bố mẹ trong việc xác định nguyên nhân cận thị cho con. Chúng tôi sẽ cung cấp phương pháp chẩn đoán và xây dựng kế hoạch kiểm soát cận thị, đảm bảo sức khỏe mắt tối ưu cho trẻ.

Lời khuyên cho bố mẹ có con bị cận thị

Để chọn phương pháp phù hợp nhất cho con của bạn, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa mắt là quan trọng. Bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất và cá nhân hóa cho tình trạng cận thị của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ có nguyên nhân cận thị, bố mẹ đừng ngần ngại đưa trẻ đến những cơ sở khám mắt uy tín để được khám và tư vấn những phương pháp xử trí phù hợp.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

bị cận thị

cận học đường

cận thị

Nguyên nhân cận thị