Đeo kính áp tròng ban đêm bao lâu thì khỏi cận?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Đeo kính áp tròng ban đêm bao lâu thì khỏi cận là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm khi mọi người tìm hiểu về phương pháp này. Cùng vivision kid tìm hiểu về hiệu quả của phương pháp này nhé! 

Đeo kính áp tròng ban đêm sau bao lâu thì đạt được thị lực 10/10

Ở các bệnh nhân cận thị, có mắt “dài” hơn bình thường hay trục nhãn cầu dài. Do đó, ánh sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì tại võng mạc, khiến cho những người có cận thị nhìn mờ.

Kính áp tròng ban đêm được biết đến là hiệu quả đối với các bệnh nhân cận thị nhờ khả năng chỉnh hình giác mạc.

Cơ chế điều chỉnh của kính áp tròng ban đêm 

  • Khi đeo kính áp tròng ban đêm hay ortho-K, với thiết kế riêng biệt, kính sẽ tạo lực đè lên một vùng tại giác mạc.
  • Sau 1 khoảng thời gian đè trên bề mặt nhất định, phần giác mạc bị đè sẽ trở nên phẳng hơn.
  • Giác mạc sau khi được đeo kính sẽ có đặc điểm giống như “kính cận thị” giúp cho ánh sáng hội tụ ngay tại võng mạc. Nhờ vậy giúp cho người dùng nhìn rõ hơn. 
kinh-ap-trong-ban-dem-chinh-can-như-the nao

Kính áp tròng ban đêm chỉnh cận như thế nào?

Thông thường, sau 1 thời gian làm phẳng giác mạc với kính, bệnh nhân có thể có thị lực tốt. Tùy vào mức độ cận thị mà thời gian đạt thị lực tốt nhất sẽ thay đổi:

  • Cận thị dưới -2,00D: cần khoảng 2-4 ngày.
  • Cận thị từ -2,00 đến -6.00D cần khoảng 1-2 tuần.
  • Cận thị trên -6,00D cần khoảng 2-3 tuần.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm cấu trúc mí mắt  của từng cá nhân mà thời gian đạt thị lực tốt nhất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian trên.

Đeo bao lâu thì kính giúp khỏi cận? 

Việc đè kính làm phẳng bề mặt giác mạc chỉ là tạm thời, sau 1 thời gian, giác mạc sẽ phục hồi lại về trạng thái ban đầu. Do đó thị lực sẽ dần trở lại như trước khi dùng kính.

Thời gian giác mạc phục hồi sẽ phụ thuộc vào thời gian duy trì sử dụng kính, do đó, những ngày đầu mới đeo, bệnh nhân sẽ không nhìn rõ trong cả ngày mà cần duy trì đeo lâu hơn.

giac-mac-phuc-hoi-sau-khi-tháo-kính

Giác mạc phục hồi sau tháo kính

Một số phương pháp mổ cận cũng có cơ chế làm bề mặt giác mạc phẳng tương tự với việc đeo kính áp tròng vào ban đêm. Tuy nhiên, việc làm phẳng bằng phẫu thuật sẽ không phục hồi giác mạc về trạng thái ban đầu.

Cơ chế gây ra cận thị thường do sự “dài” ra của trục mắt, do đó không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn cận thị. 

Vậy tại sao lại chọn ortho-K thay vì phẫu thuật?

Phương pháp phẫu thuật cận thị thường được lựa chọn vì nhanh, tiện. Tuy nhiên sau phẫu thuật vẫn có thể tái cận đồng thời có nhiều biến chứng đi kèm: khô mắt mãn tính, giãn giác mạc, chói mắt, nhìn đôi/ thấy hai hình, …

Ngoài ra, không phải tất cả các trường hợp cận thị đều có thể mổ cận. Cần cân nhắc trong các trường hợp sau:  

  • Có các bệnh lý khác tại mắt như thiên đầu thống, viêm (mống mắt, võng mạc..)
  • Độ cận chưa ổn định
  • Đang có thai hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai
  • Trường hợp cận thị cao cần phối hợp đặt kính.

Ngược lại, kính áp tròng ban đêm có các rủi ro khi sử dụng ít hơn, có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng cận thị hơn.

Deo-kinh-ap-trong-ban-dem-it-rui-ro-hon

Đeo kính áp tròng ban đêm ít rủi ro hơn

Có thể đeo kính áp tròng ban đêm cho hầu hết các bệnh nhân cận thị đặc biệt hiệu quả trong kiểm soát tăng cận thị và không cần phụ thuộc kính trong ngày. Với từng trường hợp bệnh nhân, tuỳ vào đặc điểm mắt cũng như các thông số giác mạc mà bác sĩ/ chuyên viên khúc xạ sẽ chọn được thiết kế đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng.

Tại Hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, chúng tôi có đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên khúc xạ và trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp chọn ra kính áp tròng ban đêm phù hợp nhất cho bạn và người thân.

Gọi ngay hotline  033 4141 213 hoặc truy cập vivision.vn để được tư vấn chi tiết về tình trạng mắt của bạn khi cân nhắc lựa chọn kính áp tròng ban đêm!

Lời khuyên đeo kính áp tròng ban đêm

Có thể đeo kính áp tròng ban đêm cho hầu hết các bệnh nhân cận thị đặc biệt hiệu quả trong kiểm soát tăng cận thị và không cần phụ thuộc kính trong ngày. Với từng trường hợp bệnh nhân, tuỳ vào đặc điểm mắt cũng như các thông số giác mạc mà bác sĩ/ chuyên viên khúc xạ sẽ chọn được thiết kế đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng.

vivisionkid
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

đeo kính áp tròng vào ban đêm