Nguyên nhân loạn thị trên trẻ nhỏ. Làm sao để phòng tránh loạn thị 

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Việc phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân loạn thị hoặc phòng tránh loạn thị ở trẻ càng trở lên cần thiết với các bậc phụ huynh. Loạn thị là một tật khúc xạ tại mắt có thể có ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân loạn thị trên trẻ

Loạn thị là một tật khúc xạ rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Chúng xảy ra do giác mạc của mắt không có hình cầu như bình thường dẫn đến ánh sáng qua mắt hội tụ tại các điểm khác nhau thay vì một điểm. Điều đó làm cho trẻ không nhìn rõ hình.

Diem-hoi-tu-anh-sang-qua-mat-cua-nguoi-binh-thuong-va-nguoi-loan-thi

Điểm hội tụ ánh sáng qua mắt của người bình thường và người mắt loạn 

Hai nguyên nhân chính dẫn đến loạn thị ở trẻ phổ biến là bẩm sinh và do các bệnh lý hoặc các biến chứng của các nguyên nhân khác gây ra: 

  • Bẩm sinh: Trẻ có nguy cơ cao mắc loạn thị  bẩm sinh do di truyền từ những người thân trong gia đình có mắc loạn(đặc biệt là cha mẹ, ông bà)
  • Bệnh lý: Các bệnh lý về giác mạc như: Keratoconus (giác mạc chóp),sẹo giác mạc,… gây biến đổi hình dạng giác mạc không đều
  • Biến chứng của phẫu thuật hoặc chấn thương: sẹo giác mạc, dị vật trong mắt,…
  • Các thoái hóa ở giác mạc 
Giac-mac-cua-nguoi-binh-thuong-va-nguoi-mac-Keratoconus-giac-mac-chop

Giác mạc của người bình thường và người mắc Keratoconus giác mạc chóp

Ngoài ra, tình trạng loạn thị ở mắt trẻ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chất, thói quen sinh hoạt không tốt (sử dụng điện thoại, ti vi, máy tính,… thời gian dài), chăm sóc mắt sai cách.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị loạn thị 

Loạn thị ở trẻ em thường không được phát hiện sớm do trẻ chưa có ý thức nhận biết những bất thường ở mắt. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên chú ý thói quen sinh hoạt hằng ngày của con để phát hiện các vấn đề bất thường ở mắt của trẻ để kịp thời đi khám phát hiện mắt bị loạn (nếu có) hoặc các bệnh, tật khác

Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo trẻ có thể mắc bệnh loạn thị như:

  • Mắt nhìn mờ (thường ở cả xa và gần), nhìn hình bị méo, nhòe, không rõ các chi tiết, nhìn một hình thành hai hoặc ba hình: đây là triệu chứng phổ biến nhất
  • Trẻ thường xuyên nheo mắt, che một mắt, khi nhìn và quan sát các đồ vật
  • Trẻ có thói quen nghiêng đầu, xoay đầu sang một bên để nhìn
  • Nhạy cảm với ánh sáng 
  • Day dụi mắt, chảy nước mắt (do mắt bị kích thích)
  • Trẻ phải đưa các đồ vật lại gần mắt để quan sát
  • Trẻ có thể kèm thêm các triệu chứng như đau đầu (nhức vùng trán hoặc thái dương), nhức mỏi mắt

Tre-che-mot-mat-khi-nhin

Trẻ che một mắt khi nhìnCác dấu hiệu trên thường thể hiện trẻ đang có vấn đề về mắt và có thể là loạn thị. Đối với các trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan sát nhiều hơn về các hành động bất thường và các biểu hiện trên mắt của trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn, cha mẹ nên quan tâm, hỏi han những gì trẻ thấy để sớm phát hiện tình trạng của mắt trẻ

Loạn thị ở trẻ có phòng tránh được không

Loạn thị là tật khúc xạ do hình dạng của giác mạc hoặc thể thủy tinh không đều nguyên nhân di truyền hoặc do các bệnh lý, các biến chứng khác gây ra. Mắt loạn thường khó phát hiện và loạn thị cao không được điều trị có thể gây suy giảm thị lực không phục hồi. 

Mặc dù loạn thị không thể phòng tránh được nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Vì vậy: 

  • Chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ kết hợp nói chuyện, hỏi han để hiểu rõ vấn đề trẻ đang gặp phải tại mắt. 
  • Nếu nhận thấy trẻ có thể có vấn đề về mắt cần đưa trẻ đi khám bác sĩ mắt sớm nhất để kiểm tra
  • Với trẻ < 5 tuổi: Nếu trẻ không có biểu hiện hoặc vấn đề gì, cần khám mắt chuyên sâu ít nhất 1 lần trước tuổi đi học để sàng lọc các vấn đề về mắt 
  • Với trẻ > 5 tuổi: khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để theo dõi tật khúc xạ và các bệnh lý tại mắt

Loạn thị ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện, các phương pháp phòng tránh còn hạn chế. Tuy vậy, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mắt bị loạn (đặc biệt là loạn thị nặng) có thể gây suy giảm thị lực không phục hồi, thậm trí nhược thị ở trẻ. Trẻ càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhìn càng tăng dần. Ngoài ra, loạn thị cao có thể là một dấu hiệu của các biến chứng khác ở mắt hoặc các vấn đề của các cấu trúc khác trong nhãn cầu cần được kiểm tra kỹ.

Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ trong khi nhìn, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín, có đội ngũ chuyên môn về mắt trẻ em tốt để kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp nếu cần thiết.

Lời khuyên chữa bệnh loạn thị

Loạn thị ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện, các phương pháp phòng tránh còn hạn chế. Tuy vậy, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mắt bị loạn (đặc biệt là loạn thị nặng) có thể gây suy giảm thị lực không phục hồi, thậm trí nhược thị ở trẻ.
Trẻ càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhìn càng tăng dần. Ngoài ra, loạn thị cao có thể là một dấu hiệu của các biến chứng khác ở mắt hoặc các vấn đề của các cấu trúc khác trong nhãn cầu cần được kiểm tra kỹ.

vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Loạn thị

nguyên nhân loạn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý