Bé bị lên lẹo mắt cần lưu ý những gì?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Lên lẹo mắt là một vấn đề phổ biến, thường gây sưng, đau và khó chịu cho trẻ. Điều quan trọng là bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bố mẹ các thông tin về tình trạng lên lẹo mắt.

Vì sao bé bị lên lẹo mắt?

Lên lẹo mắt ở trẻ nhỏ thường là do chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như staphylocoque xâm nhập. Khi trẻ bị lên lẹo, có thể nhận biết qua việc mi sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa và đau nhức. Đồng thời, tại vị trí đau có thể xuất hiện một khối rắn to cỡ hạt gạo kèm theo mủ.

Mot-so-vi-khuan-gay-nen-tinh-trang-len-leo-mat-o-tre

Một số vi khuẩn gây nên tình trạng lẹo mắt ở trẻ

Điều quan trọng mà các bố mẹ cần lưu ý đó là tình trạng viêm bờ mi nếu không được các bác sĩ xử lý triệt để cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây lẹo mắt ở trẻ.

Những lưu ý khi bé bị lên lẹo mắt

Để giúp con tránh khỏi tình trạng lẹo mắt, có một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần nhớ:

  • Bảo vệ mắt khi ra ngoài: Đeo kính bảo vệ mắt để ngăn bụi bẩn và tia UV xâm nhập. Điều này đặc biệt quan trọng khi ra ngoài hoặc ở những nơi bị ô nhiễm không khí.
  • Vệ sinh cá nhân: Hạn chế chia sẻ đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt, khăn tắm với người khác để tránh lây lan tình trạng bị lẹo cho người khác.
  • Rửa tay thường xuyên: Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc với mắt bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên nhớ không nên để con dùng tay dụi mắt. Điều này giúp tránh việc làm tổn thương mi mắt. 
  • Không để mắt tiếp xúc với nguồn nước bẩn và không khí ô nhiễm: Sau khi ra ngoài, rửa mi mắt bằng nước sạch và sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9% để rửa mắt.
  • Nghỉ ngơi mắt: Đặc biệt khi trẻ học hoặc sử dụng thiết bị điện tử lâu, cần nghỉ giải lao để giảm căng thẳng cho mắt.
Tre-nen-nghi-ngoi-mat-sau-khi-su-dung-thiet-bi-dien-tu-lau.

Trẻ nên nghỉ ngơi mắt sau khi sử dụng thiết bị điện tử lâu

Ngoài ra, trong thời gian bé bị mắt lẹo, hạn chế việc sử dụng kính áp tròng. Đồ ăn có tính nhiệt và thức uống chứa nhiều đường cũng cần hạn chế vì chúng có thể gia tăng viêm sưng trong cơ thể và làm cho vết thương lâu lành hơn. Bố mẹ cần kiểm soát việc tiêu thụ nước ngọt có gas và đồ ăn chứa nhiều đường ở trẻ. Các món ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog và thực phẩm đóng hộp cũng nên được hạn chế để tránh cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ bị lẹo ở mắt.

Han-che-mot-so-loai-thuc-pham-khi-len-leo-mat.

Hạn chế một số loại thực phẩm khi bị lên lẹo ở mắt

Cách chữa lên lẹo mắt ở trẻ

Điều trị lên lẹo mắt ở trẻ tùy thuộc vào trạng thái cụ thể: có thể cần theo dõi sát sao của bác sĩ mắt, sử dụng thuốc hoặc chườm với khăn ấm để hỗ trợ chữa trị. Thông thường, Lẹo mắt có thể tự giảm sau khi mủ vỡ, nhưng trước đó, nó gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khó tả.

Để giảm sự khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục của mắt lẹo, chườm khăn ấm là một biện pháp hữu hiệu mà bố mẹ cần biết: Dùng một khăn sạch thấm ướt nước ấm hoặc nước muối loãng ấm và đặt vào vùng bị lẹo cho tới khi khăn nguội thì bỏ ra, thực hiện trong 5-10 phút. Điều này giúp làm giảm viêm nhanh chóng và làm mất cảm giác khó chịu.

Phương pháp này đơn giản, tự nhiên và thường mang lại hiệu quả đáng kể sau một vài lần thực hiện. Mặc dù là một biện pháp có thể có hiệu quả, việc thăm bác sĩ mắt vẫn cần thiết để đánh giá và xác định tình trạng lẹo mắt chính xác, đảm bảo cho mắt con được an toàn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Can-cho-tre-tham-kham-bac-si-khi-len-leo-mat

Cần cho trẻ thăm khám bác sĩ khi lên trẻ bị lên lẹo

Trẻ bị lên lẹo ở vùng mắt là 1 vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên bố mẹ đừng chủ quan khi con bị lẹo ở mắt. Việc đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng, tránh hậu quả không mong muốn.

Với đội ngũ bác sĩ mắt từ Bệnh viện Mắt Trung Ương và chuyên viên khúc xạ nhãn khoa từ Đại học Y Hà Nội kết hợp với kiến thức chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid tự hào cung cấp giải pháp chuyên nghiệp cho tình trạng sức khỏe mắt ở trẻ. Hãy đến 213 Tôn Đức Thắng để có sự chăm sóc tốt nhất cho đôi mắt của trẻ!

Lời khuyên chữa lẹo mắt ở trẻ

Để giảm sự khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục của tình trạng lên lẹo mắt, chườm khăn ấm là một biện pháp hữu hiệu mà bố mẹ cần biết:

Dùng một khăn sạch thấm ướt nước ấm hoặc nước muối loãng ấm và đặt lên lẹo mắt cho tới khi khăn nguội thì bỏ ra, thực hiện trong 5-10 phút. Điều này giúp làm giảm viêm nhanh chóng và làm mất cảm giác khó chịu từ tình trạng lên lẹo mắt.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh mắt | chăm sóc mắt | Lẹo

lên lẹo mắt