Bị đau mắt đỏ ở trẻ em cần đi khám ngay

bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

Đau mắt đỏ trên trẻ em thường có nguy cơ lây nhiễm cao do trẻ chưa có nhận thức về bệnh. Các bé có thể dụi mắt và chưa có ý thức giữ vệ sinh tay nên có thể truyền bệnh cho những trẻ khác tại trường học, khu vui chơi,… Việc phát hiện sớm đau mắt đỏ ở trẻ có thể giúp giảm những ảnh hưởng nặng lên mắt trẻ đồng thời hạn chế lây lan. 

Vì sao bị đau mắt đỏ ở trẻ em cần đi khám ngay 

Virus, vi khuẩn, dị ứng có thể gây nên đau mắt đỏ hay viêm kết mạc. Đau mắt đỏ có thể khiến một hoặc cả hai mắt của bạn đỏ và ngứa. Các triệu chứng có thể kéo dài một tuần hoặc 5- 10 ngày, có thể lâu hơn.

Một số phụ huynh thường chủ quan, khi thấy trẻ có tình trạng đỏ mắt thường tự ý cho trẻ tra thuốc khi chưa được kiểm tra khiến tình trạng bệnh của trẻ không được điều trị đúng. Một số thường cho trẻ đi khám muộn khi tình trạng đau mắt đỏ đã nặng, gây nhìn mờ.

Mot-so-tre-khong-duoc-tham-kham-som-khien-dau-mat-do-nang

Một số trẻ không được thăm khám sớm khiến đau mắt đỏ nặng

Đau mắt đỏ thường không ảnh hưởng nghiêm trọng nếu điều trị đúng, tuy nhiên việc điều trị sai cách khiến bệnh nặng hơn, các bộ phận khác của mắt có thể bị ảnh hưởng. Thị lực của trẻ có nguy cơ bị suy giảm, khó hồi phục.

Ở những trẻ mầm non, nguy cơ bị đau mắt đỏ thường cao hơn do các thói quen hàng ngày của trẻ như dụi mắt, chạm tay  vào mắt, vệ sinh chưa tốt… Đồng thời, việc phát hiện và điều trị muộn hoặc điều trị sai cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên mắt.

Những lưu ý trong điều trị đau mắt đỏ ở trẻ

Để hạn chế những rủi ro từ đau mắt đỏ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau : 

Cho trẻ đi khám ngay, tái khám đúng lịch của bác sĩ

  • Bố mẹ nên cho con đi thăm khám ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên mắt trẻ.
  • Việc thăm khám sớm giúp phát hiện liệu trẻ có thực sự có đau mắt đỏ không cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Từ đó trẻ được cung cấp hướng điều trị phù hợp nhất.
Cho-tre-di-kham-ngay-khi-phat-hien-dau-hieu-bat-thuong-tai-mat

Cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường tại mắt

  • Ở trẻ nhỏ, tình trạng đau mắt đỏ thường có nhiều biến chứng, đặc biệt hiện nay ở hầu hết trẻ có đau mắt đỏ có thể có giả mạc- đây là lớp màng xơ mỏng ở dưới mi, ngăn không cho thuốc ngấm vào mắt và cọ xát gây xước/loét giác mạc. Trẻ cần được tái khám bác sĩ để phát hiện và bóc lớp màng này.
  • Việc tái khám còn giúp bác sĩ theo dõi đáp ứng của trẻ đối với thuốc từ đó cân chỉnh liều hoặc thay đổi thuốc nếu cần.

Tránh để trẻ dụi mắt, chạm tay lên mắt

  • Ở trẻ bị đau mắt đỏ, ngoài đỏ mắt trẻ có thể có ngứa khó chịu tại mắt khiến trẻ dụi mắt, chạm tay vào mắt nhiều hơn.Thói quen dụi mắt, chạm tay vào mắt ở trẻ, đặc biệt khi trẻ mới có một mắt bệnh dễ khiến lây qua mắt lành. Chính tay dụi mắt bệnh mà không được rửa sạch sẽ gây lan truyền bệnh.
Tre-dui-mat-co-the-khien-lay-benh

Trẻ dụi mắt có thể khiến lây bệnh

  • Hạn chế cho trẻ dụi mắt không chỉ tránh lây nhiễm từ mắt bệnh qua mắt lành mà còn khiến tổn thương các bộ phận khác tại mắt như xước giác mạc, có thể gây nên viêm/loét  giác mạc.

 Vệ sinh tay chân, mắt sạch sẽ

  • Khi trẻ có đau mắt đỏ, ngoài điều trị với thuốc, việc kiểm soát vệ sinh tốt cho trẻ cũng rất quan trọng.
  • Bố mẹ nên cho trẻ vệ sinh tay, chân sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn tay nhanh/ xà phòng diệt khuẩn thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Ve-sinh-tay-chan-cho-tre-thuong-xuyen-phong-lay-nhiem

Vệ sinh tay chân cho trẻ thường xuyên phòng lây nhiễm

  • Đối với mắt bệnh, vệ sinh với khăn sạch, khăn dùng một lần hoặc bông tẩy trang lau ghèn hoặc các chất tiết ở mắt bé cùng nước muối sinh lý.

Làm sao để tránh đau mắt đỏ tái phát

Mặc dù được điều trị khỏi, đau mắt đỏ vẫn có khả năng bị lại nếu trẻ tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm. Một số lưu ý tại nhà cho phụ huynh khi chăm sóc trẻ :

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang có đau mắt đỏ, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc nơi có dịch.
  • Mặc dù mắt trẻ giảm đỏ hoặc không còn các triệu chứng khó chịu của đau mắt đỏ, trẻ vẫn cần được sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh tự ý ngưng dùng thuốc
  • Ngoài ra, bố mẹ vẫn cần cho trẻ tái khám lại với bác sĩ để đảm bảo mắt bé đã hết hoàn toàn.

Tình hình đau mắt đỏ hiện nay đang diễn biến phức tạp trên cộng đồng, nhiều nơi hình thành ổ dịch. Đặc biệt, tại các trường học là nơi dễ dàng lây lan nhất. Bố mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ đồng thời thăm khám và điều trị phù hợp khi nghi ngờ đau mắt đỏ.

Để đặt lịch khám cho trẻ, quý phụ huynh vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đặt lịch trực tiếp trên trang web vivision kid. 

Lời khuyên

Tình hình đau mắt đỏ hiện nay đang diễn biến phức tạp trên cộng đồng, nhiều nơi hình thành ổ dịch. Đặc biệt, tại các trường học là nơi dễ dàng lây lan nhất. Bố mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ đồng thời thăm khám và điều trị phù hợp khi nghi ngờ đau mắt đỏ.

Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị đau mắt đỏ

đau mắt đỏ ở trẻ em