Có nên đeo kính áp tròng thay kính gọng khi bị cận thị?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Bài viết giải đáp có nên đeo kính áp tròng thay kính cận. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về về đối tượng thích hợp và không thích hợp, cùng những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng lâu dài. Hãy tham khảo để có lựa chọn thích hợp cho bạn!

Có nên thay kính cận bằng kính áp tròng khi bị cận không?

Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không là một thắc mắc của nhiều người bị cận, điều này mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, quyết định này đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, đặc biệt là khi áp tròng được sử dụng cho trẻ nhỏ.

Nhieu-nguoi-thac-mac-co-nen-deo-kinh-ap-trong-thay-kinh-can.

Nhiều người thắc mắc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận

Việc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận cho trẻ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, với sự hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia. Bảo đảm rằng trẻ sử dụng áp tròng một cách an toàn và thuận tiện là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe mắt và sự thoải mái của họ.

Những ai nên đeo kính áp tròng khi bị cận?

Dưới đây là một số đối tượng nên xem xét có nên đeo áp tròng thay kính cận:

  • Trẻ em/người lớn cận lệch nhiều: Đối với người cận thị cao và có độ lệch lớn giữa hai mắt, việc sử dụng kính gọng có thể tạo ra sự không đồng nhất trong hình ảnh, làm cho trẻ cảm thấy choáng khi đeo kính. Áp tròng sẽ giúp tạo ra hình ảnh thực tế hơn và giảm thiểu tình trạng choáng.
Do-can-lech-nhau-co-the-gay-ra-choang-khi-deo-kinh-can

Độ cận lệch nhau có thể gây ra choáng khi đeo kính cận

  • Trẻ/người lớn có độ cận thị nặng: Khi độ cận thị tăng cao, việc đeo kính gọng có thể tạo ra các tròng kính dày và nặng, gây ra sự không thoải mái.Trong trường hợp này, kính áp tròng là một giải pháp tạo sự nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
  • Trẻ có độ cận tăng nhanh: Trong một số trường hợp, nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, độ cận thị có thể tăng nhanh. Áp tròng ban đêm Ortho-K là một lựa chọn phù hợp để kiểm soát độ cận thị và giúp trẻ thoải mái khi tham gia các hoạt động.
Kinh-ap-trong-phu-hop-voi-nhieu-doi-tuong

Kính áp tròng phù hợp với nhiều đối tượng

  • Người có nhu cầu thẩm mỹ: Kính áp tròng có nhiều loại màu sắc và kiểu dáng để giúp phù hợp với thẩm mỹ của mỗi người, nhất là khi mắc cận thị nhưng không thích đeo kính gọng.
  • Người có bệnh lý giác mạc: Nếu gặp các vấn đề như giác mạc hình chóp, bác sĩ có thể khuyến nghị đeo kính áp tròng.

Đối tượng không nên sử dụng kính áp tròng

Hiện nay, một số người vẫn đang cân nhắc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải một trong những tình trạng sau đây, đeo áp tròng có thể không phải là sự lựa chọn thích hợp:

Mot-so-doi-tuong-khong-nen-deo-kinh-ap-trong

Một số đối tượng không nên đeo kính áp tròng

  • Khô mắt: Kính áp tròng có thể làm tăng cảm giác khô mắt, đặc biệt là đối với những người đã sẵn vấn đề này tại mắt.
  • Viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc: Trong những trường hợp này, việc đeo kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương thêm cho mắt.
  • Không thể thao tác với kính, có cảm giác ghê sợ khi đeo loại kính này.
  • Không giữ gìn vệ sinh tốt: Nếu bạn không duy trì vệ sinh kỹ lưỡng khi sử dụng kính, có thể dễ dàng phát sinh vấn đề về nhiễm trùng và gây tổn thương cho mắt.

Tuy việc thao tác với kính áp tròng có thể khó khăn ban đầu, nhưng với sự luyện tập và tạo thói quen, nhiều người có thể dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp vấn đề về mắt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên đeo kính áp tròng thay kính cận, để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho đôi mắt của bạn.

Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng lâu dài

Ngoài việc cân nhắc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận, bạn cũng cần biết một số lưu ý khi sử dụng loại kính này trong thời gian dài: Trước khi chuyển từ kính cận sang áp tròng, quan trọng nhất là phải thăm bác sĩ mắt để kiểm tra tình trạng sức khỏe mắt. Điều này giúp chọn loại kính áp tròng phù hợp và tránh tình trạng kích ứng không mong muốn.

Tham-kham-bac-si-de-khi-su-dung-kinh-ap-trong

Thăm khám bác sĩ để sử dụng kính áp tròng

Thói quen vệ sinh đóng vai trò quan trọng khi sử dụng áp tròng. Để đảm bảo an toàn, hãy rửa tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình đeo và tháo kính, sau đó ngâm chúng trong dung dịch rửa kính. 

Rua-tay-sach-truoc-khi-deo-va-thao-kinh-ap-trong

Rửa tay sạch trước khi đeo và tháo kinh áp tròng

Nếu bạn còn suy nghĩ về việc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận, đừng ngần ngại hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về kính áp tròng. Ở vivision, bạn sẽ được chăm sóc mắt toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt từ Bệnh viện Mắt Trung Ương và chuyên viên khúc xạ nhãn khoa hàng đầu có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm sẽ tư vấn và fit kính áp tròng một cách chuẩn xác cho từng đối tượng. Hãy để chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn trên hành trình chăm sóc mắt của mình.

Lời khuyên

Luôn kiểm tra hạn sử dụng của áp tròng và không sử dụng lại dung dịch ngâm cũ để tránh rủi ro nhiễm khuẩn. Thường xuyên vệ sinh hộp đựng kính và thay hộp mới theo chu kỳ được đề xuất để giữ cho kính luôn được bảo quản một cách an toàn.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

kính

kính áp tròng