Loạn thị khác cận thị như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Nhiều người nhầm lẫn cận thị và loạn thị vì 2 bệnh có một số triệu chứng tương đối giống nhau, tuy nhiên chúng khác nhau hoàn toàn về bản chất. Bài viết dưới đây vivision kid sẽ làm rõ cho bạn loạn thị khác cận thị như thế nào.

1. Cận và loạn thị bệnh nào nguy hiểm hơn?

1.1. Cận và loạn thị là hai bệnh khác nhau

Nhiều người nhầm lẫn hai tật khúc xạ cận thị và loạn thị vì chúng có một số triệu chứng giống nhau như:

  • Mỏi mắt: Thường phải nheo mắt để điều tiết khi tập trung nhìn 1 vật khiến mắt nhanh bị mỏi
  • Đau nhức đầu
  • Khó nhìn vật vào ban đêm (khi điều kiện ánh sáng kém). 

Cần hiểu rõ, mắt nhìn rõ vật khi ảnh rơi đúng vào võng mạc mắt. Có nhiều bệnh lý khiến ảnh không thể rơi vào đúng võng mạc, ví dụ như trong bài viết này là cận thị và loạn thị, để trả lời câu hỏi loạn thị khác cận thị như thế nào ta có thể dựa bảng sau để phân biệt:

 

  Cận thị Loạn thị
Nguyên nhân – Do giác mạc cong quá nhiều

– Do trục nhãn cầu quá dài

– Do giác mạc cong không đều
Số lượng tiêu điểm ảnh 1 tiêu điểm ảnh Nhiều tiêu điểm ảnh
Vị trí tiêu điểm Trước võng mạc Trước, trên, sau… võng mạc
Biểu hiện Hình nhìn gần rõ, nhìn xa mờ Nhìn mờ ở mọi khoảng cách. Hình biến dạng, méo mó, đổ 2 đến 3 bóng bên cạnh chữ
Tiến triển Tăng độ dần theo thời gian Thường ổn định
Cách chỉnh kính Đeo kính phân kỳ Kính có thiết kế nghiêng
Mat-loan-thi-khien-anh-khong-the-hoi-tu-vao-mot-diem-tren-vong-mac 

Mắt loạn thị khiến ảnh không thể hội tụ vào một điểm trên võng mạc

1.2. Dù loạn thị khác cận thị như thế nào thì cả hai đều gây ra những biến chứng nguy hiểm khi không kiểm soát bệnh chặt chẽ

Các bác sĩ đã chỉ ra tùy theo phương diện đánh giá mà cận thị hay loạn thị là nặng hơn, không thể khẳng định chung một bệnh là nặng hơn vì cả cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ thường gặp ở trẻ, có bản chất bệnh khác nhau với những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cả cận thị và loạn thị, nếu không được chăm sóc hoặc điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ theo cách khác nhau.

Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của cả hai tình trạng:

Loạn thị

Đa phần loạn thị nhẹ cấp độ dưới 1D sẽ không ảnh hưởng đến chức năng thị giác, người mắc không cần điều trị, can thiệp. Khi loạn thị nặng hơn, có thể gây khó chịu như đau đầu, nhìn mờ, loạn thị nặng từ 2D nếu không phát hiện và can thiệp phù hợp có thể gặp biến chứng nặng như bệnh lý giác mạc chóp, nhược thị. 

Cận thị

Nếu xét trên phương diện tăng độ thì có thể thấy cận thị nguy hiểm hơn khi độ cận tăng liên tục, mức độ tăng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, cách chăm sóc mắt. Cận thị càng cao thì nguy cơ xảy ra các biến chứng cận thị càng lớn như: Vẩn đục dịch kính, glocom, đục thể thủy tinh, bong võng mạc. 

2. Loạn thị khác cận thị như thế nào về cách điều trị

Phương pháp điều trị loạn thị và cận thị đều có thể áp dụng như:

  • Đeo kính gọng, kính áp tròng
  • Phẫu thuật

Trong đó:

Kính gọng: Được thiết kế để giúp điều chỉnh đường đi của ánh sáng khi ánh sáng đi vào mắt bạn. Kính áp tròng hoạt động tương tự, trong khi cận thị sử dụng kính phân kỳ để ảnh từ trước võng mạc rơi vào đúng võng mạc thì loạn thị thường yêu cầu các kính gọng hay kính áp tròng chuyên dụng gọi là kính áp tròng toric . Đeo kính với thiết kế phù hợp với độ cong giác mạc của bệnh nhân sẽ giúp bệnh nhân nhìn rõ được vật.

Moi-loai-kinh-dieu-tri-mot-tat-khuc-xa-rieng

Mọi loại kính điều trị một tật khúc xạ riêng

Đối với những bệnh nhân muốn nhìn rõ mà không cần đeo kính điều chỉnh, hay những trường hợp cận nặng, loạn thị nặng, phẫu thuật khúc xạ có thể giúp ích cho bạn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng chùm tia laser để định hình lại độ cong của giác mạc, từ đó giúp điều chỉnh tật khúc xạ.

Phau-thuat-la-phuong-phap-dieu-tri-loan-thi-hien-duoc-ap-dung-rong-rai

Phẫu thuật là phương pháp điều trị loạn thị hiện được áp dụng rộng rãi

3. Loạn thị có cần kiểm soát tăng độ không?

Khác với cận thị cần chú ý đến việc chăm sóc mắt, chế độ ăn uống hay dùng đến một số phương pháp để tránh tăng độ cận như: Dùng atropin, ortho-K. Loạn thị thì không cần kiểm soát do nguyên nhân gây là cấu trúc giác mạc. Nhưng nếu tăng bất thường thì cần loại trừ bệnh lý. 

Dù cận hay loạn thị bạn cũng cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe đôi mắt bằng cách: 

  • Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách, thiết bị điện tử, cho đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi khi làm việc
  • Đeo kính đúng độ
  • Vệ sinh kính gọng, kính áp tròng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất. 

Thông qua bài viết, chúng ta đã có thể hiểu loạn thị khác cận thị như thế nào về từ nguyên nhân, biểu hiện đến cách điều trị bệnh, bệnh nhân cần đi thăm khám để kiểm tra chính xác bản thân mắc tật khúc xạ nào, từ đó có biện pháp điều trị chính xác cho từng bệnh. Đăng ký thăm khám ngay tại vivision kid – Trung tâm mắt trẻ em uy tín hàng đầu tại Hà Nội, luôn mang tới những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Lời khuyên

Thông qua bài viết, chúng ta đã có thể hiểu loạn thị khác cận thị như thế nào về từ nguyên nhân, biểu hiện đến cách điều trị bệnh, bệnh nhân cần đi thăm khám để kiểm tra chính xác bản thân mắc tật khúc xạ nào, từ đó có biện pháp điều trị chính xác cho từng bệnh.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

cận thị

Loạn thị

loạn thị khác cận thị như thế nào

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý