Bạn sẽ nhanh khỏi bệnh khi biết 3 cách chữa đau mắt do bệnh lý giác mạc sau!

bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu

vào ngày 28/04/2024

cách chữa đau mắt Trong các bệnh lý về mắt hay gặp ở cộng đồng thì bệnh viêm kết mạc chiếm tỷ lệ khá cao. Tuỳ theo nguyên nhân mà cách chữa đau mắt trong các trường hợp này cũng khác nhau. Viêm kết mạc do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, dị vật hoặc do dị ứng.

Bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc là gì?

Bệnh viêm kết mạc hay còn được gọi với cái tên dân gian là đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ là bệnh lý viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và mặt trong mi mắt. 

Đau mắt đỏ có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả người già và trẻ nhỏ, đặc biệt là trên những đối tượng suy giảm miễn dịch, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc các thuốc chống ung thư thì các triệu chứng của đau mắt đỏ trên các đối tượng này lại càng nghiêm trọng. Đau mắt đỏ có thể lây lan thành dịch, nhất là trong trường hợp đau mắt đỏ do virus. 

Hinh-anh-benh-nhan-bi-viem-ket-mac

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm kết mạc

Phân loại viêm kết mạc

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân virus vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó Adenovirus chiếm khoảng 80%Đau mắt đỏ do virus gây tiết dịch ở mắt nhiều hơn bình thường, dịch thường trong suốt, bóng dính. Kèm theo triệu chứng ở mắt là các triệu chứng toàn thân như hắt hơi, sổ mũi,…và các triệu chứng của đường hô hấp khác. Bên cạnh đau mắt đỏ do virus còn có đau mắt đỏ do vi khuẩn (tụ cầu, Hemophilus influenza, phế cầu, lậu cầu…). 

Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây tiết gỉ mắt và chất nhày vàng, xanh nhiều hơn đau mắt đỏ do virus. Trong một số trường hợp viêm kết mạc theo sau một tình trạng dị vật chui vào mắt, làm tổn thương kết mạc mắt, đồng thời kích thích phản ứng viêm của cơ thể. Trên những cơ địa dị ứng, còn xuất hiện bệnh lý đau mắt đỏ dị ứng (hay còn gọi là viêm kết mạc mùa xuân) khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, bọ mạt nhà, bụi bẩn,…

Hinh-anh-Adenovirus

Hình ảnh Adenovirus

Triệu chứng của viêm kết mạc

Triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm các triệu chứng tại mắt như:

  • Đỏ mắt một hoặc hai bên.
  • Cộm bên trong mắt, ngứa rát như có dị vật bên trong. 
  • Mắt tiết dịch nhiều, xuất hiện nhiều gỉ mắt khiến cho hai mí mắt dính vào nhau, khó mở mắt mỗi khi thức dậy
  • Mi mắt sưng, đau nhức, sụp mi nặng nề hơn là xuất huyết dưới kết mạc.
  • Chói mắt hoặc tăng nhạy cảm với ánh sáng hơn cũng là một triệu chứng hay gặp của đau mắt đỏ. 
  • Kèm theo các triệu chứng của viêm đường hô hấp hoặc xuất hiện các hạch viêm ở mang tai, dưới hàm,…

Trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng ngoài triệu chứng tại mắt còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân với tần suất khá cao như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,… Các triệu chứng toàn thân này thường đi trước báo hiệu cho một tình trạng viêm kết mạc dị ứng ngay sau đó. 

Ba cách chữa đau mắt đỏ

Phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ khác nhau mà lựa chọn các phương pháp điều trị cho phù hợp:

  • Chữa đau mắt đỏ do virus: Do tính chất dễ lây lan nên người bệnh đau mắt đỏ do virus nên hạn chế tiếp xúc với người lành. Đa phần đau mắt đỏ do virus không có biện pháp điều trị đặc hiệu nhưng cần kết hợp điều trị triệu chứng tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân. Một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc kháng virus. 
  • Chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn: Cách tốt nhất để chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn là định hướng đúng căn nguyên gây bệnh để dùng thuốc kháng sinh thích hợp. Bên cạnh đó phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc nhỏ và thuốc mỡ tra mắt để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. 
  • Chữa đau mắt đỏ do dị ứng: Dùng kháng histamin trong trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, dưới dạng thuốc dùng đường uống hoặc thuốc nhỏ mắt, có thể làm thuyên giảm đáng kể triệu chứng bệnh nhưng thường có tác dụng phụ gây khô mắt.

Các triệu chứng đau mắt, nhức đỏ mắt, ngứa mắt có thể giảm thiểu bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo, dùng thuốc dị ứng và hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Ngoài ra, có thể bổ sung các thuốc giúp nâng cao thể trạng như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B12… để nhanh khỏi và tránh tái mắc, đặc biệt tái mắc cùng đợt dịch.

Hinh-anh-tra-thuoc-nho-mat

Hình ảnh tra thuốc nhỏ mắt

Phòng tránh lây bệnh đau mắt đỏ

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân.
  • Rửa mắt với nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày.
  • Tránh để các loại hoá chất như dầu gội, sữa rửa mặt,… tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Khi đi bơi cần chọn những bể bơi đạt chuẩn vệ sinh, sử dụng kính bơi tránh gây kích ứng mắt và vệ sinh mắt sau khi bơi. 
  • Đeo khẩu trang, kính chắn bụi khi ra ngoài, đặc biệt khi có mùa dịch và các nơi đông người.
  • Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí, nâng cao thể trạng.
  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đau mắt đỏ cần cách ly hợp lí, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc.
  • Ở trường học, bệnh viện, nơi đông người,… cần tránh tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại biến chứng và có thể tự khỏi, trung bình bệnh kéo dài khoảng từ 7-14 ngày. Nhưng người bệnh có thể mắc đau mắt đỏ nhiều lần trong năm vì khả năng miễn dịch của cơ thể với virus đau mắt đỏ chỉ kéo dài khoảng 2 tháng. Bên cạnh đó có những trường hợp vì không tuân thủ điều trị làm bệnh trở nên nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nặng nề như loét giác mạc, thủng giác mạc, suy giảm thị lực thậm chí mù loà. 

vivision tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị các vấn đề về mắt một cách tốt nhất. Hãy cân nhắc đến khám tại vivision nhé!

Lời khuyên

Triệu chứng đỏ mắt là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau về nhãn khoa vì vậy trước một tình trạng đỏ mắt, chúng ta cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm nhất, chính xác nhất, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. 

Tiến sĩ Phạm Thị Minh Châu
bac-si-pham-thi-minh-chau-vivision-kid
Bác sĩ Phạm Thị Minh Châu
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Minh Châu được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bệnh giác mạc

cách chữa đau mắt

Đau mắt