Dùng kính gọng khi nổi lẹo mắt có gây nguy hiểm cho con?
Dùng kính gọng khi nổi lẹo mắt là vấn đề mà nhiều bạn lo lắng về sự an toàn cho đôi mắt. Trong bài viết này, sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu xem liệu việc đeo kính gọng khi bị lẹo có nên hay không, cùng những biện pháp cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ.
Các dấu hiệu cho biết trẻ nổi lẹo mắt
Lẹo mắt ở trẻ là tình trạng nhiễm khuẩn bờ mi cấp tính gây sưng đỏ, phù nề, đau dọc theo mi mắt. Có ba dạng lẹo mắt hay gặp:
- Lẹo ngoài: Trẻ bị lẹo tại bờ lông mi
- Lẹo trong: Trẻ thường bị do nhiễm trùng tắc nghẽn tuyến dầu ( tuyến meibomian) ở trong mi mắt. Vị trí tuyến ở cả mi trên và mi dưới của mắt với chức năng tiết ra lớp dầu giúp làm trơn và ẩm nhãn cầu và mí mắt của trẻ
- Đa lẹo: Nổi mụt lẹo ở mắt tại nhiều vị trí, tại một hoặc cả hai mắt.
Các dấu hiệu điển hình khi bé bị nổi lẹo mắt là:
- Bờ mi sưng đỏ, phù nề.
- Nốt sưng đỏ, mụn mủ trên mi mắt.
- Đôi khi có thể kèm theo chảy nước mắt.
- Trẻ có cảm giác ngứa, cộm mắt.
- Tầm nhìn của trẻ bị ảnh hưởng do nốt mụt lẹo lớn che khuất.
Một số dấu hiệu ít gặp hơn như: mờ mắt đột ngột, đau nhức mắt, đau nhức đầu, đỏ mắt đột ngột… Khi có các dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện mắt hoặc cơ sở phòng khám mắt uy tín để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc một cách tốt nhất.
Khi nổi lẹo mắt bé có được sử dụng kính gọng hay không?
Khi bị nổi lẹo mắt bé hoàn toàn có thể sử dụng kính gọng vì một số lý do sau:
- Kính gọng bản chất là thấu kính chỉnh quang, giúp bé nhìn rõ khi có tật khúc xạ như cận thị, loạn thị… Hoặc là kính không độ, kính râm cho trẻ đeo tránh bụi khi đi đường.
- Kính không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhãn cầu của con nên khó gây ra các biến chứng nhiễm trùng mắt khác khi mắt bé lên lẹo.
- Nhưng cần phải lưu ý vệ sinh bề mặt kính mắt thường xuyên, tránh trường hợp đôi khi trẻ đeo kính quá sát chạm mi mắt, khiến vi khuẩn lây lan từ vị trí này sang vị trí khác, khiến trẻ bị nổi lẹo mắt nhiều vị trí hoặc tái phát. Tốt nhất, cần dạy trẻ đeo kính phù hợp, tránh cho mi mắt chạm vào kính.
Cha mẹ nên làm điều gì để con nhanh khỏi lẹo?
Cần đưa con thăm khám bác sĩ
Trong quá trình chăm sóc mắt cho bé việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là một bước quan trọng đảm bảo sức khỏe của bé. Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Cần đến thăm khám bác sĩ
Trước hết, hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám để đánh giá tình trạng viêm nhiễm cụ thể của bé và xác định nguyên nhân cụ thể của lẹo mắt. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và hướng dẫn chăm sóc trẻ phù hợp.
Dùng thuốc đúng, đủ liều do bác sĩ kê đơn khi trẻ bị lẹo mắt
Tuỳ tình trạng của bé, Bác sĩ thường kê đơn thuốc bao gồm các loại như kháng sinh, kháng viêm, và thuốc dưỡng mắt. Kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn tụ cầu vàng, kháng viêm giúp giảm sưng đau, và thuốc dưỡng mắt giúp tái tạo và bảo vệ mắt.
Không tự ý sử dụng thuốc để chữa lẹo mắt khi không có chỉ định của bác sĩ
Cần lưu ý không tự ý áp dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay kháng viêm nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn cho trẻ, trẻ sẽ lâu khỏi bệnh hơn. Bằng cách tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, trẻ sẽ nhanh khỏi và tránh bị lên lẹo mắt lại.
Vệ sinh chườm ấm khi trẻ bị lên lẹo mất
- Cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đúng cách: Giữ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt, đặc biệt không được cho trẻ chạm mắt, dụi mắt khi tay bẩn.
- Những điều cần lưu ý khi vệ sinh mắt cho trẻ tại nhà:
- Sử dụng bông gạc vô khuẩn nhúng vào dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng đã được pha loãng để rửa phần mắt bị tổn thương. Nếu không có, có thể thay bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch đã được làm ấm. Lưu ý, động tác cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ ổ mủ.
- Có thể sử dụng các loại gạc lau bờ mi chuyên dụng, thường chứa tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn. Đồng thời, miếng gạc mềm mại, với thành phần an toàn giúp không gây kích ứng cho mắt.
- Dạy trẻ vệ sinh kính gọng thường xuyên. Lưu ý, không dùng chung kính gọng với người khác để tránh lây nhiễm chéo.
- Trong sinh hoạt cùng với gia đình và môi trường xung quanh:
- Cần sử dụng riêng đồ vệ sinh cá nhân, đặc biệt khăn mặt để tránh lây nhiễm chéo.
- Vệ sinh các bề mặt có thể dính dịch tiết từ lẹo để tránh lây nhiễm chéo cho người thân và những người thường xuyên tiếp xúc.
Bổ sung đủ các nhóm chất và vitamin cho con khi bị nổi lẹo mắt
Cần cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất
Truyền thông vẫn thường phổ biến đến người dân sự cần thiết của dầu cá, vitamin A là cần thiết không thể thiếu cho mắt trẻ nhỏ. Một số ba mẹ không tìm hiểu kĩ đã lầm tưởng nên cho con ăn rất nhiều dầu cá, vitamin A với suy nghĩ là tốt cho mắt. Nhưng ba mẹ cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá nhiều, có thể gây dư thừa vitamin A từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Ba mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ và nghe hướng dẫn để có thể bổ sung các nhóm chất cho con một cách phù hợp.
Tránh thực phẩm cay nóng
Khi trẻ bị lên lẹo, cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng vì có thể tăng khả năng gây kích ứng, khiến lẹo càng sưng, nhiều mủ hơn và lâu khỏi.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc an toàn khi bé lên lẹo tại nhà và các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Nếu có dấu hiệu nổi lẹo mắt, ba mẹ hãy đưa con đến vivision kid thăm khám để đảm bảo sức khoẻ mắt cho trẻ một cách tốt nhất.
Lời khuyên
Lẹo mắt sẽ gây đau nhức, khó chịu cho các bé. Để bé nhanh khỏi và giảm bớt triệu chứng của lẹo mắt ba mẹ hãy cho bé đế thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhé!
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: