Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau mắt sau khi chơi với cún con ở nhà?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Khi trẻ chơi cùng cún con ở nhà, có những tình huống không mong muốn có thể xảy ra, trong đó trẻ bị đau mắt sau khi chơi cùng cún con là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý trước tình huống này. 

Hinh-anh-tre-choi-voi-thu-cung

Hình ảnh trẻ chơi với thú cưng

Trẻ bị đau mắt sau khi chơi với cún con ở nhà?

Có một tình huống thực tế như sau:

Bé Nam, 5 tuổi, có sở thích chơi cùng cún cưng của gia đình. Mỗi ngày Nam đều dành thời gian để chơi cùng chú cún. Nam có thói quen thể hiện tình cảm của mình với chú cún bằng cách ôm hôn hoặc để cún con cùng ngủ trên chiếc giường của mình.

Một ngày nọ, sau khi chơi với chú cún, Nam bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: mắt của bé ửng đỏ, sưng nề, bắt đầu ngứa ngáy và tiết dịch nhiều. Ngoài ra bé còn xuất hiện những triệu chứng toàn thân khác như ngứa da và nổi mẩn đỏ.

Trước tình trạng này của Nam, lần đầu cha mẹ bé không xử trí nhiều, chỉ rửa mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Sau 2,3 ngày tình trạng của bé cải thiện nên cha mẹ bé không đưa bé đi khám bác sĩ. 

Sau đó 2 tuần, Nam lại xuất hiện các triệu chứng tương tự như lần trước. Lần này, cha mẹ bé đã đưa bé đi khám, bác sĩ kết luận Nam bị viêm kết mạc dị ứng do tiếp xúc với lông chó. Cha mẹ bé rất lo lắng vì gia đình không có ai bị bệnh này. 

Dị ứng lông động vật ở trẻ khiến trẻ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng là một phản ứng của mắt khi tiếp xúc với các dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng của cơ thể. 

Triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng bao gồm:

  • Đỏ mắt: ban đầu đỏ một bên sau có thể đỏ cả hai bên mắt
  • Tiết dịch nhiều hơn bình thường, gỉ mắt nhiều, trong và dai dính
  • Cộm, khó chịu trong mắt
  • Đau mắt, nhức mắt
  • Đặc biệt bé có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc nóng rát dữ dội ở hai mắt
  • Phù nề mi mắt, sợ ánh sáng. 

Các triệu chứng toàn thân đi kèm có thể là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nổi mẩn đỏ,…

Hinh-anh-tre-bi-dau-mat-do-do-di-ung

Hình ảnh trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng

Nguyên nhân viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng do nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết đều liên quan đến phản ứng dị ứng.

Đây là một số nguyên nhân hay gặp dẫn tới viêm kết mạc dị ứng:

Dị ứng tiếp xúc

Lông động vật: Lông chó, mèo hoặc thú cưng khác có thể gây kích ứng và dẫn đến viêm kết mạc dị ứng. Bụi và phấn hoa: Tiếp xúc với bụi bẩn hoặc phấn hoa có thể gây kích ứng và khiến kết mạc trở nên viêm nhiễm.

Dị ứng hô hấp

Phấn hoa và bụi bẩn: Việc hít phải phấn hoa hoặc bụi bẩn có chứa các hạt nhỏ gây kích ứng đường hô hấp có thể lan đến mắt và gây viêm kết mạc.

Dị ứng thức ăn

Thức ăn gây dị ứng: Một số thức ăn có thể gây dị ứng và khiến mắt trở nên kích ứng và viêm kết mạc.

Dị ứng chất hóa học

Hóa chất trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm sạch: Một số hóa chất trong mỹ phẩm, nước rửa và sản phẩm làm sạch có thể gây kích ứng mắt và dẫn đến viêm kết mạc.

Dị ứng với tiếp xúc khác

Kích ứng từ ánh sáng mặt trời hoặc môi trường: Ánh nắng mặt trời mạnh hoặc môi trường ô nhiễm có thể gây kích ứng mắt và gây viêm kết mạc.

Dị ứng tạp chất

Vật thể lạ trong mắt: Bụi, lông, hoặc các vật thể nhỏ khác có thể làm mắt kích ứng và làm kết mạc bị viêm.

Tiền sử dị ứng có tính chất gia đình, tiền sử mắc các bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, chàm cơ địa, vảy nến,…

Phòng tránh bệnh viêm kết mạc dị ứng – lời khuyên từ bác sĩ

Biện pháp xử lý khi trẻ bị viêm kết mạc dị ứng

Rửa mắt sạch sẽ: Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch rửa mắt được khuyên dùng để nhẹ nhàng làm sạch mắt cho trẻ. Hãy nhớ không sử dụng vật nhọn đưa vào mắt trẻ hoặc cố gắng loại bỏ vật thể nếu không chắc chắn.

Đưa trẻ đến bác sĩ: Nếu triệu chứng không cải thiện sau khi rửa mắt, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ mắt để được kiểm tra và điều trị chính xác.

Kiểm tra sức khỏe của cún con: Đôi khi, vật thể lạ hoặc tình trạng sức khỏe của thú cưng cũng có thể là nguyên nhân gây đau mắt cho trẻ. Hãy kiểm tra sức khỏe của cún con và vệ sinh khu vực nuôi chúng.

Tạo không gian chơi an toàn: Loại bỏ mọi vật thể nguy hiểm hoặc tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho mắt của trẻ hoặc thú cưng.

Cách phòng tránh viêm kết mạc dị ứng

Để hạn chế đến mức thấp nhất tần suất mắc viêm kết mạc dị ứng cho trẻ, cha mẹ cần: 

Giữ vệ sinh môi trường

Dọn dẹp nhà cửa: Giữ nhà sạch sẽ, quét dọn thường xuyên để hạn chế sự tích tụ bụi bẩn và phấn hoa.

Giặt sạch ga giường, gối, chăn: Làm sạch các vật dụng này thường xuyên để loại bỏ lông động vật và bụi bẩn.

Bien-phap-phong-ngua-viem-ket-mac-di-ung

Biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với thú cưng: Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với lông động vật, hãy hạn chế thời gian chơi cùng với thú cưng của trẻ hoặc đảm bảo rửa tay sạch sau khi tiếp xúc.

Tránh tiếp xúc với phấn hoa và bụi bẩn: Đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc với phấn hoa hoặc khi ở trong môi trường bụi bẩn.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt

Kính bảo hộ: Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường có khả năng tiếp xúc với hóa chất hoặc bụi bẩn.

Gọi bác sĩ mắt: Nếu đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng, hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để tránh tiếp xúc tiếp theo. Hoăc nếu chưa xác định được nguyên nhân gây dị ứng cần tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán sớm. 

Sử dụng thuốc và phác đồ điều trị

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Nếu đã được chỉ định, sử dụng thuốc kháng histamine hoặc nhỏ mắt bằng cách dung dịch được khuyên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Định kỳ kiểm tra sức khỏe mắt: Điều này có thể giúp nhận biết và xử lý sớm các vấn đề mắt, từ đó giảm nguy cơ phát triển viêm kết mạc dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng sẽ nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không có cách xử lý thích hợp khi trẻ mắc bệnh, trầm trọng hơn là để lại di chứng.

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc trẻ không chỉ về vấn đề trẻ bị viêm kết mạc dị ứng mà còn các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất.

Cha mẹ hãy cân nhắc đưa bé đến khám tại vivision kid nhé!

Lời khuyên

Có những trẻ có thể mắc viêm kết mạc dị ứng lâu năm mà không khỏi. Vì vậy, trước một tình trạng việm kết mạc dị ứng, nếu các bậc cha mẹ chưa biết xử lý hoặc xử lý chưa đúng cách cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện và cơ sở khám mắt uy tín để được tư vấn một cách hiệu quả nhất. 

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Đau mắt

dị ứng lông động vật ở trẻ

trẻ bị đau mắt

viêm kết mạc dị ứng

viêm kết mạc dị ứng lâu năm