Viễn thị là gì? Trẻ nhỏ bị viễn thị là bình thường?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

 Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ hay gặp ở mắt là cận thị, loạn thị, viễn thị. Tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ. Cùng vivision kid tìm hiểu xem trẻ nhỏ bị viễn thị là bình thường hay bất thường.

kham-mat-cho-tre-bi-vien-thi

Khám mắt cho trẻ bị viễn thị

Viễn thị là gì?

Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến gây nhìn mờ dần ở mọi lứa tuổi thường là tình trạng có từ khi sinh ra hoặc trong thời gian phát triển của trẻ.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao tật khúc xạ này xảy ra nhưng vấn đề là do không phù hợp giữa công suất và độ cong của giác mạc với chiều dài trục nhãn cầu đến đến ảnh của vật không rơi trên võng mạc. 

Viễn thị là nhãn cầu quá ngắn so với công suất hội tụ của mắt làm ảnh hội tụ ở sau võng mạc. Nguyên nhân gây ra viễn thị ở trẻ nhỏ thường do di truyền, bẩm sinh giác mạc dẹt hơn bình thường, thể thủy tinh công suất hội tụ thấp, thể thủy tinh dày, trục nhãn cầu ngắn. 

Trẻ em bị viễn thị vẫn có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính do khả năng điều tiết tốt. Nếu viễn thị nặng phải điều tiết nhiều, trẻ sẽ không nhìn thấy rõ ở mọi khoảng cách và vật ở gần nhìn mờ hơn so với vật ở xa. 

Trẻ nhỏ bị viễn thị có phải bình thường không?

Trẻ nhỏ bị viễn thị là bình thường. vivision kid sẽ giúp bố mẹ hiểu sinh lý của đôi mắt. Theo nghiên cứu, phần lớn trẻ sinh ra có viễn thị thị từ -2.00D  đến +3.00D. Cùng với sự phát triển của cơ thể, nhãn cầu cũng dài ra, mắt có sự điều chỉnh phù hợp, làm cho viễn thị giảm dần và biến mất khi đến tuổi trưởng thành.

Nhưng trong quá trình phát triển nếu có bất cứ sự không tương xứng nào giữa công suất khúc xạ của mắt và trục nhãn cầu đều có thể gây tật khúc xạ. Viễn thị là tật có trục trước sau của nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc dẹt.

Theo độ tuổi, viễn thị giảm dần, ta có các mức độ viễn thị sau đây: 

  • Dưới 1 Diop: bị viễn thị mức nhẹ. Thị lực ở mắt không bị ảnh hưởng trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, do sức điều tiết vẫn còn đủ để bù trừ cho viễn thị. Không nheo mắt, mỏi mắt nhiều thì có thể chưa cần sự hỗ trợ của kính viễn thị
  • Từ 1 Diop đến 4 Diop: mức trung bình, người mắc cần đeo kính viễn để hỗ trợ thị lực, tránh chuyển sang mức độ nặng
  • Trên 4 Diop: Viễn thị nặng, thường kèm theo một số biến chứng như lác, nhược thị.

Mức độ nặng của viễn thị còn phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu thị giác, các tật khúc xạ kèm theo nên các bác sĩ chuyên khoa mắt cần cân nhắc các yếu tố khác trên mắt trẻ để đánh giá độ viễn thị bao nhiêu là bình thường.

Trong lần đầu thăm khám bác sĩ sẽ hỏi bệnh xung quanh lý do đến khám của trẻ, bệnh lý về mắt và toàn thân đã mắc, việc sử dụng thuốc và nhu cầu thị giác của trẻ.

Bố mẹ thường đưa con đi khám vì các lý do: Trẻ đỏ mắt, mắt kích thích chảy nước mắt, nhìn không rõ hoặc không thoải mái hoặc nghi ngờ bị lác.

Đối với trẻ lớn thường sẽ than phiền với các triệu chứng liên quan thị giác hoặc được phát  hiện khi khám sàng lọc tại trường. Khi thăm khám bé có thể cần nhỏ thuốc liệt điều tiết để đánh giá độ viễn thị chính xác của bé. 

Trường hợp nào viễn thị ở trẻ cần chỉnh kính

Để điều trị viễn thị, trẻ sẽ được đeo loại kính hội tụ có tác dụng hội tụ ảnh về đúng võng mạc. Trẻ có thể chọn loại kính viễn thị phù hợp như kính gọng, kính áp tròng.

Khi chọn độ kính để đeo cho trẻ, bác sĩ sẽ cho bé thử và theo dõi một thời gian để đánh giá độ dung nạp kính của trẻ xem trẻ có phải điều tiết nhiều khi đeo kính không? Có cau mày nhíu mắt để nhìn không? Có than phiền đau nhức mỏi mắt nữa không? 

thau-kinh-hoi-tu-cho-benh-nhan-vien-thi

Thấu kính hội tụ cho bệnh nhân viễn thị

Lứa tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi, nếu trẻ bị viễn thị từ nhẹ đến trung bình không kèm theo lác, nhược thị và các triệu chứng chức năng khác thì không cần điều chỉnh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc riêng từng trẻ, điều trị theo nhu cầu từng cá thể. Không để trẻ có viễn thị từ +4.00D trở lên mà không điều chỉnh.

Lứa tuổi trẻ lớn hơn 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học, nhu cầu thị giác tăng, việc chủ động chỉnh kính sẽ giúp ích cho trẻ.

Đôi khi ở trẻ bị viễn thị nặng và viễn thị này thường dẫn đến nhược thị cả hai mắt, hoặc trẻ cố gắng điều tiết dẫn đến lác trong. Hai biến chứng này đều rất nặng nề, việc cân nhắc chỉnh kính có thể khôi phục và kiểm soát được biến chứng.

Khi đeo kính bố mẹ đảm bảo thời gian đeo kính, thời gian học tập và nghỉ ngơi khoa học để tránh mắt điều tiết quá sức

Ngoài việc đeo kính viễn thị, bố mẹ có thể cho bé huấn luyện thị giác bằng các bài tập giúp cải thiện sự điều tiết như: Đảo mắt, nhắm mắt, hình số tám hoặc cho bé vẽ tranh, kích thích mắt bị nhược thị bằng cách bịt mắt lành lại.

tap-mat-cho-tre

Tập mắt cho trẻ

Liên hệ với vivision kid để được khám bác sĩ chuyên khoa mắt có nhiều năm kinh nghiệm điều trị viễn thị ở trẻ nhỏ. 

Lời khuyên

Khi ba mẹ đưa con đi thăm khám cũng cần lưu ý, tuân thủ các chỉ định, lời khuyên của y bác sĩ, chuyên gia; hướng dẫn con và cùng con theo dõi, lưu ý các triệu chứng khác của con tại nhà.

Mặc dù viễn thị là bệnh có thể kiểm soát tốt bằng việc đeo kính, nhưng bố mẹ hãy nên có chiến lược kiểm tra định kỳ cho bé để phát hiện sớm tránh biến chứng nặng nề cho bé sau này.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị viễn thị

Viễn thị

viễn thị là

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý