Dùng điện thoại nhiều có phải nguyên nhân viễn thị ở trẻ nhỏ?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Trong những năm đầu đi học trẻ rất dễ bị mắc các tật khúc xạ trong đó có viễn thị. Phát hiện và điều trị sớm viễn thị là biện pháp giảm thiểu tối đa biến chứng của bệnh này cho mắt của bé.

Trẻ nhỏ bị viễn thị do đâu?

Viễn thị – tên tiếng anh là Hyperopia – là một tật khúc xạ có mức độ phổ biến chỉ xếp sau cận thị. Một người bị viễn thị là không có khả năng quan sát rõ các vật ở cự ly gần nhưng cự ly xa thì có thể không bị ảnh hưởng, tuy nhiên nếu độ viễn thị lớn thì đều gây ra tình trạng nhìn mờ ở cả xa và gần.

Chính vì thế khả năng tập trung, học tập thậm chí sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng vì nhu cầu nhìn gần chiếm đa số trong hoạt động hằng ngày.

Tre-nhin-gan-kho-khan

Trẻ nhìn gần khó khăn

Nguyên nhân sinh lý như sau:

  • Do chiều dài trục nhãn cầu: Chiều dài trục trước sau của nhãn cầu ngắn (hay dễ thấy nhất là mắt nhỏ hơn bình thường). Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của viễn thị.

  • Do hệ thấu kính trong suốt của mắt bất thường: Giác mạc quá dẹt, thủy tinh thể phẳng hơn so với bình thường. Khi ánh sáng chiếu vào mắt sẽ được khúc xạ qua các thành phần trong suốt như trên đề vật rơi đúng vào võng mạc giúp nhìn rõ vật. Những người viễn thị thì các tiêu điểm ảnh sẽ hội tụ ở sau võng mạc, chính vì thế trẻ nhìn gần rất khó.

hinh-anh-hoi-tu-sau-vong-mac

Hình ảnh hội tụ sau võng mạc

Khi trẻ mới sinh ra, theo sinh lý đa số trẻ bị viễn thị. Cùng với sự phát triển của cơ thể và sự dài ra của nhãn cầu viễn thị sẽ giảm dần theo tuổi. Nếu trong quá trình phát triển mắt của trẻ bị tác động bởi những yếu tố khác như lác/lé, đục môi trường quang học…., thì trẻ có thể vẫn còn viễn thị.

Ngoài ra, ta cũng cần biết đến một số nguyên nhân bệnh lý gây viễn thị thường gặp như: những bất thường trong sự phát triển của nhãn cầu trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sơ sinh, nguyên nhân do thần kinh hoặc tác nhân hóa học làm biến đổi giác mạc, thủy tinh thể; trẻ sinh non, rối loạn khả năng phát triển. 

Viễn thị ở trẻ có cần can thiệp hay không?Như đã nói ở trên, viễn thị ở trẻ có thể là sinh lý bình thường không cần can thiệp  nhưng vẫn cần tái khám định kỳ. Trong nhiều trường hợp viễn thị nằm ngoài khoảng sinh lý bình thường có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như: 

  • Nhìn mờ;
  • Căng thẳng thị giác: mệt mỏi, nhức mắt, đau đầu, có thể kèm theo song thị (nhìn một vật thành đôi);
  • Suy giảm điều tiết ;
  • Rối loạn thị giác 2 mắt; 
  • Nhược thị;
  • Lác.

Nhược thị và lác là hai biến chứng nặng của viễn thị không chỉ ảnh hưởng thị giác mà còn ảnh hưởng thẩm mỹ của trẻ sau này. Đối với những trường hợp này cần phải cho bé đeo kính sớm. Kính được chỉnh cho bé là kính hội tụ, giúp bé nhìn hình ảnh rõ hơn và hạn chế được những biến chứng như trên. 

Hinh-anh-tre-lac-mat

Hình ảnh trẻ lác mắtĐối với trường hợp viễn thị do bệnh lý, cần có can thiệp phù hợp theo sự chỉ định của y bác sỹ, thậm chí cần kết hợp các bác sỹ chuyên khoa liên quan. 

Các bài tập kích thích thị giác cho bé tại nhà

Đối với trẻ nhỏ tuổi việc phát hiện sớm viễn thị là điều rất có ý nghĩa. Vì nếu viễn thị cao sẽ kèm theo 1 số biến chứng gây suy giảm thị lực.

  • Trẻ viễn thị kèm nhược thị nên được tập các bài tập nhìn gần, có độ tập trung cao như xâu hạt; các game tìm điểm khác biệt, các trò chơi chi tiết nhiều như pikachu, lật hình, tìm mê cung; bài tập hay trò chơi giúp kích thích khả năng quan sát chi tiết, khả năng hoàn thiện so sánh hình; tô màu, vẽ tranh. Các bài tập này giúp cải thị lực nhanh hơn, tuy nhiên cần được y bác sỹ chỉ định và tư vấn…; 
tre-to-mau-kich-thich-mat

Trẻ tô màu tăng kích thích mắt

  • Nếu trẻ đã bị nhược thị một bên mắt thì nên tập cho mắt nhược thị. Nhược thị hay còn gọi là mắt lười, có nghĩa là lười hoạt động. Khi ta che mắt bên lành lại và chỉ nhìn bằng mắt nhược thị, là một biện pháp bắt cho mắt lười phải hoạt động nhằm kích thích các tế bào thị giác ở võng mạc. Mỗi ngày có thể cho bé tập 1-2 lần, mỗi lần 20-30 phút. 
Phan-mem-tap-nhuoc-thi

Optom Cường đang hướng dẫn bé tập phần mềm nhược thị

  • Nếu bị lác mắt hoặc song thị cần điều trị và kiểm tra, theo dõi mắt định kỳ để điều chỉnh độ kính cho phù hợp với tình trạng mắt hiện tại của bệnh nhân.

Dù là bài tập nào thì bé nên được rèn luyện với cường độ thích hợp và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Kham-vien-thi-tai-vivision kid

Khám viễn thị tại vivision kid

Chính vì vậy, trẻ nên được kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần. Bé sẽ được kiểm tra thị lực, kiểm tra khúc xạ, đo giác mạc, đèn khe để phát hiện sớm bệnh lý.

Trẻ em là đối tượng khó chẩn đoán sớm do bé thường không để ý không tự nhận biết được bất thường. Vì thế, bố mẹ nên có cách bảo vệ sức khỏe cho con mình một cách hệ thống.

Liên hệ hotline 0334141213 để được tư vấn tại vivision kid bạn nhé!

Lời khuyên

Việc chẩn đoán và điều trị sớm viễn thị có thể tránh cho trẻ khỏi các biến chứng như lác hoặc nhược thị. Đối với trẻ lớn trong độ tuổi đi học nếu viễn thị không được điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ở mọi lứa tuổi viễn thị đều có thể gây cảm giác không thoải mái và giảm chức năng thị giác.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Viễn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý