Trẻ nhỏ viễn thị bao nhiêu độ là nặng, có nguy hiểm hay không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Viễn thị là một tật khúc xạ hay bắt gặp ở trẻ nhỏ sau cận thị. Viễn thị là bệnh suy giảm chức năng nhìn gần, nhìn xa vẫn bình thường hoặc suy giảm một phần do viễn thị nặng. Trẻ nhỏ viễn thị nặng ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ. 

tre-moi-mat-khi-doc-sach

Trẻ mỏi mắt khi đọc sách

Trẻ nhỏ viễn thị bao nhiêu độ là nặng?

Phần lớn trẻ sơ sinh đủ tháng có viễn từ +2.00D đến +3.00D. Trong đó các trẻ sơ sinh thiếu tháng thường có viễn thị nhẹ +0.25D hoặc cận thị. Sau đó, khi cơ thể phát triển, nhãn cầu sẽ dài ra gọi là quá trình chính thị hóa. Nhờ quá trình này mà viễn thị ở trẻ nhỏ sẽ giảm dần cho đến tuổi trưởng thành.

Chính vì thế có thể trẻ nhỏ viễn thị nhưng trong một mức độ giới hạn không ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.

Nếu quá trình chính thị hóa gặp vấn đề thì sẽ làm cho viễn thị tiếp tục tồn tại ở trẻ lớn và tuổi trưởng thành. Đây chính là nguyên nhân thường gặp nhất của viễn thị ở trẻ nhỏ gọi là nguyên nhân sinh lý. 

Nguyên nhân sinh lý gồm: 

  • Trục nhãn cầu ngắn: trục là chiều dài của nhãn cầu với biểu hiện là mắt trẻ nhỏ so với các bạn khác. Nhãn cầu thường ít khi ngắn hơn mức bình thường 2mm và mỗi mm tương ứng với +3.00D viễn thị. Do đó ở trẻ bình thường thường ít gặp viễn thị trên +6.00D 
  • Do công suất của hệ thống khúc xạ thấp hơn so với chiều dài của trục nhãn cầu gây ra bởi giác mạc quá dẹt hoặc thể thủy tinh giảm tính hội tụ. Khi bán kinh cong thêm 1mm có thể gây ra +6.00 D viễn thị. 

Mức độ nặng khi trẻ nhỏ viễn thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, thị lực, độ lác, khả năng điều tiết, quy tụ hai mắt của bé. 

Trẻ nhỏ viễn thị trên +4.00Diop được coi là nặng, tầm nhìn lúc này bị giảm sút nghiêm trọng cả ở gần lẫn ở xa, phải đối diện với nguy cơ đeo kính cả đời, biến chứng sang lác mắt hoặc nhược thị nguy hiểm.

bien-chung-nhuoc-thi-cua-tre-nho-vien-thi

Biến chứng nhược thị của trẻ nhỏ viễn thị

Các mức độ đánh giá trẻ nhỏ viễn thị như sau:

  • Dưới 1 Diop: viễn thị mức nhẹ. Thị lực ở mắt không bị ảnh hưởng trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, do sức điều tiết vẫn còn đủ để bù trừ cho viễn thị. Không nheo mắt, mỏi mắt nhiều thì có thể chưa cần sự hỗ trợ của kính viễn thị
  • Từ 1 Diop đến 4 Diop: mức trung bình, người mắc cần đeo kính viễn để hỗ trợ thị lực, tránh chuyển sang mức độ nặng
  • Trên 4 Diop: Viễn thị nặng, thường kèm theo một số biến chứng như lác, nhược thị.

Viễn thị nặng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Biến chứng hay gặp nhất ở viễn thị trung bình và nặng với biểu hiện là lác và nhược thị. Nghiên cứu cho thấy, các trẻ có độ viễn thị đáng kể thường biểu hiện lác trong vào lúc 4 tuổi. Lác trong xuất hiện sớm thường do nguyên nhân viễn thị. 

Bien-chung-cua-lac-mat

Biến chứng lác mắt khi viễn thị nặng

Chênh lệch khúc xạ trẻ nhỏ viễn thị hai mắt 1.00D và viễn thị hai mắt +5.00D được xem là yếu tố nguy cơ cao gây nhược thị. 

Trẻ nhỏ viễn thị có thể làm chậm phát triển vận động và nhận thức của trẻ. Nếu viễn thị này không được điều chỉnh ở trẻ lớn có thể giảm khả năng học tập của trẻ.

Nguyên nhân có vấn đề này được cho là do tình trạng ảnh của vật không rõ nét, mệt mỏi thị giác, nhức mắt, đau đầu,…  khiến trẻ lười đọc. Tuy nhiên nếu viễn thị ở trẻ 3-5 tuổi được điều chỉnh bằng đeo kính thường xuyên thì các triệu chứng có thể mất đi trong vài tuần sau đó. 

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị viễn thị nặng?

Khi trẻ có dấu hiệu của viễn thị mà chưa từng phát hiện hoặc biểu hiện của viễn thị nặng, bố mẹ cần đưa con đi khám tại những cơ sở uy tín. Tiêu chí chọn cơ sở uy tín:

  • Có đội ngũ khúc xạ, kỹ thuật viên uy tín thay vì chỉ chụp khúc xạ tự động thông thường
  • Có bác sĩ chuyên khoa mắt, mắt trẻ em để có phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bé
  • Ba mẹ thấy trong quá trình thăm khám con đã được kiểm tra đầy đủ các chức năng của mắt như kiểm tra độ lác, kiểm tra khả năng đưa mắt về các hướng, khả năng đưa hai mắt để nhìn một vật ở gần, khả năng nhìn hình lập thể,…
Hinh-anh-bac-si-tai-vivision kid-kham-mat-cho-tre.

Hình ảnh bác sĩ tại vivision kid khám mắt cho trẻ

 Một số phương pháp tại phòng khám con sẽ được làm để chẩn đoán sớm cũng như phát hiện những nguy cơ tiến triển nặng của viễn thị: 

  • Test với kính +1.50D đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong công tác khám sàng lọc viễn thị
  • Khám sàng lọc bằng phương pháp soi bóng đồng tử đòi hỏi người khám qua đào tạo và rèn luyện
  • Khám sàng lọc bằng phương pháp đo thị lực với các test phù hợp lứa tuổi cũng rất hữu hiệu trong việc phát hiện viễn thị có kèm theo lác trong hoặc nhược thị.

Lời khuyên

Viễn thị là bệnh có thể phòng và điều trị mang lại kết quả tốt khi bệnh được phát hiện sớm. Việc khám mắt định kỳ cho bé theo từng độ tuổi là rất cần thiết để giúp con tránh khỏi tật khúc xạ cũng như biến chứng của nó mang lại. Hãy đồng hành cùng vivision kid trên chặng đường bảo vệ đôi mắt sáng cho bé!

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Viễn thị

viễn thị bao nhiêu độ là nặng

viễn thị nặng

Cận thị giả có cần đeo kính không?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Vì sao mắt chấn thương thường bị loạn thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Tầm quan trọng của việc nhận thức đúng về viễn thị

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương