Cách xử trí khi uống thuốc bị dị ứng sưng mắt

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Nhiều người mẫn cảm, không dung nạp được các thành phần của thuốc gây tình trạng dị ứng, trong đó có dị ứng sưng mắt gây nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Cùng vivision kid đi tìm hiểu cách xử trí khi gặp tình trạng này nhé. 

Dị ứng sưng mắt khi sử dụng thuốc

Dị ứng thuốc là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc do đã có giai đoạn mẫn cảm trước đó. Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc liều lượng.

Nếu dùng loại thuốc đã gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ nặng hơn và có thể tử vong. Dị ứng thuốc thường biểu hiện ngoài da như mẩn đỏ, sưng mắt và ngứa. Thuốc nào cũng có thể gây dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, một số có tỉ lệ dị ứng sưng mắt cao hơn: thuốc trị ung thư, thuốc trị loãng xương, thuốc chống loạn thần,…

Dị ứng sưng mắt là một trong nhiều triệu chứng khi bị dị ứng. Thuốc có thể là loại dùng tại chỗ ở mắt cũng có thể là loại thuốc dùng toàn thân gây triệu chứng ở mắt.

Di-ung-sung-mat

Dị ứng sưng mắt ở người lớn

Cơ chế của sưng mắt dị ứng được hiểu như sau: khi tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhanh chóng được cảnh báo, một loạt các hiện tượng nhằm loại bỏ tác nhân bảo vệ cơ thể. Trong đó có hiện tượng mạch máu giãn ra do tác dụng của các yếu tố gây giãn mạch. Khi mạch máu giãn, dịch trong lòng mạch thoát ra ngoài.

Mí mắt là một mô có tính chất lỏng lẻo (có nhiều khoảng trống) nên dịch thoát ra vào mô gây sưng phù mắt. 

  • Triệu chứng tại mắt của dị ứng thuốc:

Xuất hiện khi sử dụng thuốc tại chỗ hoặc toàn thân

Biểu hiện: sưng mắt (phù quanh ổ mắt), mí mắt sưng nề, căng mọng, cả mí trên và mí dưới kèm ngứa, chảy nước mắt. 

  • Triệu chứng toàn thân: Biểu lâm sàng hay gặp khi dị ứng thuốc rất đa dạng: sốt, nổi hạch, viêm mạch, bệnh huyết thanh,… 
  • Triệu chứng cơ quan khác: Khó thở, da nổi mày đay, sẩn ngứa,..  

Khi uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao

Nếu triệu chứng của dị ứng thuốc chỉ là sưng mắt, không có thêm các triệu chứng toàn thân hay cơ quan khác, bạn có thể xử lý tại nhà. Nếu nhiều hơn bạn nên nhanh chóng đến viện để được khám kỹ tránh biến chứng không lường trước. 

Khong-tu-y-dung-thuoc

Không tự ý dùng thuốc

Các cách xử trí khi bị dị ứng sưng mắt

  • Nếu dị ứng do thuốc, chụp và thông báo lại thuốc và đơn thuốc đang sử dụng để xem có các thành phần tương tác lẫn nhau hay không
  • Thuốc nhỏ mắt không kê đơn: Thuốc có thể giúp giảm tình trạng sưng, ngứa, khó chịu ở mắt
  • Thuốc kháng histamin
  • Corticoid. 

Tùy theo mức độ của dị ứng mà bác sĩ cân nhắc chọn thuốc phù hợp. Lưu ý rằng, thuốc điều trị dị ứng chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và theo dõi sử dụng, không được tự ý mua uống. Việc sử dụng sai uống, uống quá liều, thời gian sử dụng sai đều có thể dẫn đến biến chứng nặng nề thậm chí gây viêm nhiễm mắt và mất thị lực không hồi phục.

Các cách làm giảm sưng mắt khi bị dị ứng  

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Nhanh chóng lấy dị nguyên ra khỏi mắt nếu có, đồng thời bảo vệ mắt để tránh tác nhân xâm nhập lại (Như đeo kính, đóng cửa sổ,…). Hạn chế day dụi mắt vì sẽ khiến tình trạng dị ứng nặng nề thêm.

Hạn chế day dụi khi bị dị ứng sưng mắt

  • Rửa mắt bằng dung dịch chuyên dụng: Nước mắt nhân tạo là dung dịch an toàn, có tính chất giống nước mắt sinh lý nên không gây kích ứng thêm cho mắt
  • Chườm mát: Giảm sưng, giảm ngứa. Sử dụng khăn bông chườm lạnh lên vùng mí mắt khoảng 10-15 phút. Chú ý nhiệt độ không được lạnh quá làm tổn thương thêm mắt 
  • Nếu bạn đang sử dụng kích áp tròng: Nên dừng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn
  • Kê cao gối khi ngủ: Để giảm tình trạng tích nước tại vùng mắt.

Dị ứng thuốc sưng mắt khi nào cần đi khám?

Dị ứng có thể diễn biến vài giờ, vài ngày đến vài tuần, triệu chứng cũng không biểu hiện hết ngay sau khi tiếp xúc, tùy thuộc vào từng tác nhân và phản ứng của cơ thể. Chính vì thế không thể chủ quan với dị ứng dù biểu hiện ban đầu nhẹ. 

Bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra nếu xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Xuất hiện thêm triệu chứng khác hay triệu chứng nặng lên: Như đau nhức, ngứa rát, sưng ngày càng tăng sau khi tự điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ ở trên
  • Xuất hiện giảm thị lực: Nhìn mờ bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bạn có nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác hoặc phù giác mạc 
  • Xuất hiện các biểu hiện toàn thân nặng như: Sốt cao, khó thở, da đỏ toàn thân, chấm xuất huyết,…

Cách phòng ngừa dị ứng sưng mắt

Bình thường ít có cơ để dự đoán được nguy cơ dị ứng sưng mắt, chính vì thế việc chủ động phòng ngừa là rất quan trọng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng cách dùng là khuyến cáo để hạn chế dị ứng mắt tốt nhất. Không nên dùng bừa bãi, không phối hợp nhiều thuốc không rõ tương tác giữa các thuốc.

Theo dõi sau uống thuốc nếu có triệu chứng bất thường báo ngay cho nhân viên ý tế. Nếu đúng thuốc ý gây dị ứng thì nên chú ý trong các lần sau cần báo trước với bác sĩ để tránh dị ứng lần hai. Cần chú ý, cùng một loại thuốc nếu dị ứng lần hai sẽ nặng hơn lần một.

Hinh-anh-bac-si-tai-vivision kid-kham-mat-cho-tre.

Hình ảnh bác sĩ khám mắt tại vivision kid

Đối với những người có cơ địa dị ứng thức ăn, thời tiết, bệnh nền liên quan dị ứng như chàm da, viêm mũi dị ứng,… cũng cần phải khai báo tiền sử mắc bệnh với bác sĩ trước khi kê đơn thuốc. 

Gọi ngay cho vivision kid qua số hotline: 0334141213 nếu tình trạng dị ứng của trẻ không được cải thiện khi đã áp dụng các phương pháp trên hay xuất hiện thêm các biểu hiện khác, các bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng và giúp đưa ra các hướng xử trí tiếp theo nhé.

Lời khuyên

Mỗi người sẽ có tình trạng và mức độ đáp ứng thuốc khác nhau, do đó không nên tự ý dùng thuốc hoặc dùng đơn của người khác, điều này có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Dị ứng sưng mắt tuy là một biểu hiện nhẹ của dị ứng nhưng cũng cần hết sức lưu ý vì dị ứng là bệnh toàn thân nên không thể lường trước được biến chứng nặng của bệnh. Khi tình trạng dị ứng không được cải thiện, hãy ngay lập tức liên hệ bác sĩ để được tư vấn và xử trí thích hợp nhé

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dị ứng

dị ứng sưng mắt

uống thuốc bị dị ứng sưng mắt