Toàn bộ điều cần biết về mắt loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Mắt loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền  xuất hiện nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp loạn thị phát triển từ sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.

Mắt loạn thị là gì?

Loạn thị là một loại tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát được sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là một bộ phận trong suốt thường có hình chỏm cầu nằm ở phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Giác mạc không còn giữ được độ cong hoàn hảo, khi bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào trong mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau gây ra mắt loạn thị.

Hinh-anh-mat-loan-thi

Hình ảnh mắt loạn thị

Nguyên nhân loạn thị

Nguyên nhân chủ yếu thường gặp gây ra loạn thị ở mắt là do sự biến dạng của giác mạc. Bên cạnh đó, loạn thị có thể do nguyên nhân di truyền, có thể là biến chứng của các bệnh lý khác ở mắt, một biến chứng sau phẫu thuật hoặc trẻ sinh non thiếu tháng. Cụ thể:

Loạn thị do giác mạc bị biến dạng

Phần lớn nguyên nhân gây tật loạn thị là do giác mạc bị biến dạng, bị bẻ cong làm mất đi khả năng hội tụ ánh sáng trên trục. Giác mạc đạt trạng thái lý tưởng nhất là có hình dạng như quả bóng tròn, nó uốn cong đều ở các phía, giúp cho ánh sáng hội tụ lại tại một điểm trên võng mạc, hình ảnh thu về được rõ nét.

Ở người bị mắt loạn thị, giác mạc có hình như quả trứng với hai đường cong khác nhau, nó khiến cho các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì hội tụ tại một điểm như bình thường, khiến hình ảnh bệnh nhân loạn thị nhìn thấy sẽ bị mờ, nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách.

Do nguyên nhân di truyền

Mắt loạn thị ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Những đứa trẻ có người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ bị tật loạn thị hoặc gia đình có tiền sử bị rối loạn tại mắt thì nguy cơ mắc phải tật khúc xạ ở mắt này cao hơn so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, ở những trẻ có tiền sử gia đình cần được tầm soát sớm tật loạn thị và các bệnh lý khác ở mắt ngay từ những năm tháng đầu đời, cần khám mắt định kỳ, thường xuyên

Do nguyên nhân sẹo giác mạc

Loạn thị cũng có thể là biến chứng thường gặp phải ở những người có sẹo giác mạc do nguyên nhân chấn thương mắt hoặc do đã từng phải trải qua một số cuộc phẫu thuật các bệnh lý ở mắt như đục thể thủy tinh, mổ cận

Biến chứng của các tật khác ở mắt

Loạn thị có thể là biến chứng do các tật khúc xạ khác như cận thị hay viễn thị. Những người mắc tật cận thị nặng hoặc viễn thị nặng ở mắt nếu như không có biện pháp chăm sóc mắt tốt cũng như thăm khám thường xuyên để có cách khắc phục phù hợp thường có nguy cơ cao tiến triển dẫn đến mắt loạn thị, sẽ tạo thành tật cận thị loạn hoặc viễn thị loạn.

Nguyên nhân do biến chứng của bệnh giác mạc chóp

Tật loạn thị ở mắt còn có thể là biến chứng của bệnh giác mạc chóp (Keratoconus). Bệnh lý này được lý giải là do giác mạc của người bệnh bị thoái hóa và biến dạng, không có hình cầu như người bình thường mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Giác mạc hình chóp.

Do trẻ sinh thiếu tháng

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đẻ non thiếu tháng thường có với nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Theo thống kê, trẻ đẻ non từ hai tuần trở lên thường có nguy cơ mắc tật loạn thị ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi và có nhiều nguy cơ mắc các tật về mắt ở trẻ em.

Do tuổi tác

Nguoi-cao-tuoi-de-bi-loan-thi

Đục thể thuỷ tinh

Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những người trẻ tuổi. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt, tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý cùng các tật khúc xạ ở mắt trong đó có loạn thị.

Phân loại loạn thị

Mức độ nặng của loạn thị tương quan với số diopters:

  • Loạn thị nhẹ: dưới 1.00 diop;
  • Loạn thị vừa: 1.00 – 2.00 diop;
  • Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop;
  • Loạn thị rất nặng: hơn 3.00 diop.

Để xác định người bệnh có bị mắc loạn thị hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt toàn diện. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về bất kỳ thay đổi tầm nhìn nào. Điều này có thể giúp bác sĩ xem xét được các triệu chứng có liên quan đến loạn thị hay không.

Cách chữa mắt loạn thị

Chữa mắt loạn thị với kính áp tròng

Dùng kính áp tròng để chữa loạn thị là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả hiện nay, nhất là đối với trẻ em. Kính áp tròng có thể sửa hai giác mạc và tình trạng loạn thị ở thể thủy tinh. Phương pháp này với mục đích chính là đẩy lùi tật khúc xạ, cải thiện được tầm nhìn của mắt mỗi ngày.

Su-dung-kinh-ap-trong-de-chua-loan-thi

Sử dụng kính áp tròng để chữa loạn thị

Những ưu điểm khi sử dụng kính áp tròng đối với người bị loạn thị:

  • Thiết kế của kính áp tròng được điều chỉnh theo độ cong của giác mạc bệnh nhân với nhiều kích thước khác nhau. Do đó mà người sử dụng chúng có thể dễ dàng gắn vào mắt, kể cả trẻ em trước khi đi ngủ mỗi đêm;
  • Việc gắn kính áp tròng vào mắt sẽ kích thích mắt tạo ra một lớp nước mắt ở giữa để có thể điều chỉnh lại lớp tế bào trên bề mặt giác mạc. Từ đó có thể thay đổi độ hội tụ hình ảnh của mắt;
  • Khi thức dậy, người loạn thị có thể tháo kính áp tròng ra. Điều này giúp hoạt động của mắt trở lại bình thường mà không cần sử dụng kính thường xuyên.

Nhược điểm

  • Việc dùng kính áp tròng chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có tính lâu dài. Người dùng cần phải đeo kính áp tròng cứng nhắc trong khoảng thời gian vài giờ đến khi độ cong giác mạc được cải thiện;
  • Nếu bệnh nhân không sử dụng thường xuyên kính áp tròng hay ngưng chữa loạn thị, mắt sẽ trở lại hình dạng tật khúc xạ ban đầu.

Phẫu thuật chữa mắt loạn thị

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị mắt loạn thị giúp phục hồi tật khúc xạ được ứng dụng rộng rãi do nó có độ an toàn và có thể chữa khỏi tật ở mắt. Việc phẫu thuật có tác dụng tái tạo lại hình dạng bề mặt của mắt. Các phương pháp phẫu thuật chữa mắt loạn thị được áp dụng hiện nay phổ biến tại các bệnh viện hay cơ sở y tế bao gồm:

Phẫu thuật LASIK (Keratomileusis)

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp phẫu thuật LASIK điều trị đã được đánh giá có độ an toàn cao, có khả năng tái phát thấp và có thời gian hồi phục nhanh. Do đó mà phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ ở mắt có sử dụng tia laser excimer điều chỉnh lại độ cong giác mạc. Từ đó, các tật khúc xạ ở mắt bao gồm cả loạn thị, cận hay viễn thị đều được xử lý tốt, hiệu quả.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bị loạn thị không phải mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi, có thể sớm quay lại cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, phương pháp này được khuyến cáo áp dụng với người đủ 18 tuổi trở lên. Các trường hợp sức khỏe yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường, tự miễn hay máu Collagen cần phải hỏi ý kiến chuyên gia mắt trước khi phẫu thuật.

Phau-thuat-la-phuong-phap-chua-loan-thi

Phẫu thuật là phương pháp chữa loạn thị

Phương pháp PRK (Photo Refractive Keratectomy)

Phương pháp chữa mắt loạn thị PRK là phương pháp phẫu thuật cắt giác mạc bằng tia laser nhằm cải thiện thị lực. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cao với bệnh nhân bị mắt loạn thị mức độ nhẹ và trung bình.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như khó chịu hoặc mắt bị kích ứng từ 1 – 3 ngày sau khi phẫu thuật. So với LASIK, phương pháp PRK có thời gian phục hồi lâu hơn và cho kết quả khả quan mất đến 3 tháng. Một số trường hợp, người bệnh vẫn sẽ phải đeo kính cho đến khi các biểu hiện của mắt được cải thiện tốt hơn.

Phương pháp LASEK (Subepithelial Keratomileusis)

Hiện nay, theo thống kê, phương pháp LASEK được nhiều người ưu tiên lựa chọn hơn bởi hiệu quả chữa mắt loạn thị cao hơn, khả năng hồi phục nhanh hơn so với PRK. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bệnh nhân loại bỏ những biến chứng hay gặp trong quá trình phẫu thuật bằng phương pháp LASIK.

Đặc biệt, phương pháp phẫu thuật này cho hiệu quả tích cực với những người có  độ loạn cao, giác mạc mỏng mà khi kỹ thuật LASIK không điều trị được. Phương pháp này sẽ tạo một lớp mỏng hơn giác mạc, gập lại để bảo vệ mắt ít chịu tác động từ bên ngoài.

Cách phòng tránh loạn thị

Với những trường hợp bệnh nhân có mắt loạn thị bẩm sinh, sẽ khó có thể phòng ngừa hiệu quả được. Chúng ta sinh ra đã được có đôi mắt khỏe mạnh, hãy cố gắng bảo vệ mắt, hạn chế mắt bị loạn thị bằng một số cách dưới đây:

Thường xuyên tập thể dục cho mắt

Chúng ta nên thư giãn cho mắt sau những giờ đồng hồ ngồi nhìn các thiết bị điện tử bằng cách nhìn ra khoảng không gian xa, rộng, có nhiều ánh sáng. Massage 2-3 phút cho mắt sau những giờ làm việc căng thẳng.

Massage-cho-mat-giup-mat-khoe-manh-hon

Massage cho mắt giúp mắt khoẻ mạnh hơn

Bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày

Vitamin C có tác dụng trong việc chống Oxy hóa. Các chuyên gia cho rằng lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người hằng ngày là 75 – 90 mg. Có thể bổ sung thông qua trái cây và rau quả.

Bổ sung vitamin E

Vitamin E có tác dụng chống Oxy hóa mạnh, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mắt. Đối với người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên ta cần bổ sung khoảng 15 mg mỗi ngày. Riêng đối với những phụ nữ đang cho con bú, lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày là 19mg. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, bơ hoặc đậu phộng.

Sử dụng nghệ

Curcumin là một thành phần có trong nghệ, giúp chúng ta kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, trong thành phần của nghệ còn chứa nhiều vitamin A, C, E, giúp chúng ta chống oxy hóa cao, tăng cường lượng máu đến mắt. Pha một thìa tinh bột nghệ với một cốc nước ấm, uống hai lần mỗi ngày là ta đã bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên.

Cần tạo lập và nên duy trì những thói quen tốt

Mặc dù những tác nhân vật lý không hắn hoàn toàn là nguyên nhân gây ra mắt loạn thị. Nhưng chúng có thể làm tăng thêm các triệu chứng và mức độ loạn của loạn thị. Ví dụ, dành nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại, hút thuốc, uống rượu cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của mắt. Vì vậy, cần thiết để tạo lập và duy trì những thói quen tốt.

Đi khám mắt định kỳ

Chúng ta nên tạo thói quen đi khám mắt định kỳ để nhằm phát hiện những tật về mắt một cách sớm nhất để có những điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường, nếu chúng ta thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần thì sẽ được kết hợp kiểm tra tổng quát sức khỏe cơ thể, bao gồm cả mắt.

vivision kid luôn tự hào là trung tâm mắt trẻ em đầu tiên và hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương nhận khám cho mọi đối tượng, đặc biệt hướng đến thị giác trẻ. Hãy gọi cho chúng tôi vivision kid để được hỗ trợ và đặt lịch một cách tốt nhất!

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cách phòng tránh loạn thị

mắt loạn thị

nguyên nhân loạn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý