Rối loạn điều tiết ở trẻ em và 1 số điều quan trọng cần biết

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Rối loạn điều tiết mắt có thể dẫn đến các vấn đề như khó khăn khi đọc, mỏi mắt, mờ mắt hoặc những dấu hiệu khác liên quan đến sự điều tiết của mắt.

Xem-dien-thoai-o-khoang-cach-qua-gan-co-the-gay-roi-loan-dieu-tiet

Xem điện thoại ở khoảng cách quá gàna có thể gây rối loạn điều tiết

Điều tiết mắt ở trẻ em

Điều tiết là quá trình điều chỉnh khả năng co giãn của thể thủy tinh giúp mắt điều chỉnh giữa việc nhìn các vật thể ở gần và ở xa. Đây là khả năng của hệ thống thị giác để điều chỉnh tiêu điểm của mắt, cho phép thấy rõ các vật thể ở các khoảng cách khác nhau. Khả năng này rất quan trọng đối với hoạt động hàng ngày như đọc, viết, và tham gia các hoạt động vận động. Mắt của trẻ em đang trong thời kì phát triển có mức độ điều tiết lớn hơn nhiều so với mắt người lớn. 

Rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em thường xảy ra khi hệ thống thị giác chưa phát triển hoặc không hoạt động một cách chính xác. Nó có thể dẫn đến các vấn đề như khó khăn khi nhìn gần, mỏi mắt, đau đầu sau khi đọc hoặc thực hiện các hoạt động yêu cầu sự chú ý chi tiết. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Khi nào điều tiết mắt ở trẻ là bất thường

Trẻ mắc hội chứng Down

Rối loạn điều tiết mắt ở trẻ thường được nhận biết dễ dàng khi có các dấu hiệu đặc trưng. Trẻ mắc bệnh Down Syndrome (hội chứng Down) thường gặp phải những rối loạn này. Điều này có thể là kết quả của việc hệ thống thần kinh không hoạt động bình thường, làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết thị lực của trẻ.

Trong trường hợp các trẻ mắc hội chứng Down, việc điều tiết có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Họ thường gặp khó khăn trong việc nhìn gần, nhìn xa, hoặc khi chuyển đổi giữa nhìn gần và nhìn xa. Việc theo dõi sự phát triển của thị lực trong trường hợp trẻ Down là quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp, nhằm cải thiện khả năng điều tiết của trẻ và giúp trẻ thích ứng tốt hơn với môi trường học tập và các hoạt động hàng ngày.

Tre-mac-hoi-chung-Down

Trẻ mắc hội chứng Down

Khi trẻ có các dấu hiệu/ triệu chứng sau

  • Trẻ than phiền về mỏi mắt/ đau mắt: Trẻ có thể phàn nàn về cảm giác mỏi mắt hoặc đau mắt sau thời gian dài thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tập trung như đọc sách, làm bài tập, hoặc xem TV;
  • Khó nhìn gần/ khiến trẻ khó tập trung ở gần: Trẻ thể hiện sự khó khăn khi nhìn gần hoặc trong việc nhận diện các đối tượng ở khoảng cách gần;
  • Nghiêng đầu, nheo mắt: Trẻ thường xuyên phải nghiêng đầu, nheo mắt để nhìn rõ vật, hay đọc sách thay vì tư thế đầu thẳng;
  • Tình trạng học tập giảm: Biểu hiện qua việc chữ viết không đều, ghi chép bài vở không chính xác, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức và thực hiện các nhiệm vụ học tập của trẻ.

Khi các test điều tiết là bất thường

Các test đánh giá khả năng điều tiết của mắt là công cụ chính xác nhất để chẩn đoán xác định một tình trạng rối loạn điều tiết mắt. Có thể kể đến một số test điều tiết hay được sử dụng như:

  • Kiểm tra lắp ghép: Test này đánh giá khả năng của mắt lắp ghép hình ảnh của các vật thể khi chúng di chuyển từ xa đến gần hoặc ngược lại. Đây là một phần quan trọng trong khả năng chuyển đổi giữa việc nhìn gần và nhìn xa;
  • Kiểm tra đồng tử: Test tập trung vào khả năng điều chỉnh của đồng tử khi chuyển đổi giữa nhìn gần và nhìn xa. Điều này liên quan đến việc đo kích thước đồng tử và sự phản ứng của nó khi ánh sáng thay đổi;
  • Kiểm tra tập trung: Bác sĩ yêu cầu trẻ xem các vật thể ở gần và ở xa để đánh giá khả năng tập trung và thích ứng của mắt;
  • Kiểm tra đọc và viết: Test này quan sát khả năng của trẻ khi đọc và viết ở khoảng cách gần, nhằm xác định khả năng điều tiết và thích ứng của mắt trong các hoạt động học tập cụ thể.

Các test này thường được thực hiện trong một môi trường y tế chuyên nghiệp để đánh giá chính xác khả năng điều tiết của mắt và đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp khi cần thiết. Vì vậy việc thăm khám định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe đôi mắt của trẻ.

Những hiểu lầm về rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em

Trẻ nhìn mờ, nheo mắt là cận thị cần cắt kính: Không đi khám, chỉ kiểm tra rồi cắt kính

Một số người thường cho rằng khi trẻ nhìn mờ, nheo mắt là dấu hiệu rõ ràng của cận thị và cần cắt kính ngay lập tức. Thực tế, đây là một quan điểm sai lầm. Trẻ em cần được thăm khám bởi bác sĩ mắt để xác định chính xác tình trạng mắt của bé. Đôi khi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của rối loạn điều tiết mắt thay vì cận thị. Việc chỉ tự kiểm tra mà không có sự hỗ trợ từ chuyên gia có thể dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không hiệu quả.

Tre-nheo-mat-vi-nhin-mo-khi-o-xa

Trẻ nheo mắt vì nhìn mờ khi ở xa

Trẻ không tập trung học là do giả vờ

Một hiểu lầm phổ biến khác là khi trẻ không tập trung học, cha mẹ thường do rằng là do trẻ giả vờ hoặc không muốn học. Suy nghĩ này cũng có thể đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi việc này có thể là một dấu hiệu của rối loạn điều tiết mắt. Khó khăn trong việc tập trung, đọc và viết có thể là các triệu chứng của các vấn đề về mắt nên bố mẹ cần chú ý hơn và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Trẻ không cần phải thăm khám mắt vì chưa đi học

Một số người cho rằng trẻ em chưa đi học không cần thiết phải thăm khám mắt. Quan điểm này là không đúng. Việc thăm khám mắt từ sớm là cực kỳ quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về mắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ chưa đi học, việc phát hiện các bệnh lý về mắt sẽ khó khăn hơn vì trẻ ít phàn nàn với cha mẹ về vấn đề này. Vì vậy việc chậm chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các vấn đề như nhược thị, rối loạn điều tiết, hoặc các bệnh mắt nguy hiểm khác.

Lời khuyên

Việc hiểu rõ và chủ động thăm khám mắt từ sớm giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề mắt ở trẻ em trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực của trẻ.

Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm đến sức khỏe đôi mắt của các bé ngay từ bây giờ vì các vấn đề về thị lực có thể xuất hiện từ rất sớm. Thăm khám sàng lọc định kỳ cho trẻ để phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề về thị lực. 

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Điều tiết

Rối loạn điều tiết ở trẻ em

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy