Kinh nghiệm cho ba mẹ khi trẻ bị đỏ mắt

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị đau mắt đỏ, thường gây nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và sinh hoạt. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức tổng quan về đau mắt đỏ và kinh nghiệm cho ba mẹ khi chăm sóc con bị đỏ mắt.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm của mắt làm cho màng mỏng phủ trên lòng trắng của mắt (gọi là kết mạc) bị viêm đỏ. Đau mắt đỏ có thể ở xuất hiện chỉ ở một mắt hoặc cả hai mắt. Từ đó gây ra nhiều biểu hiện bất thường tại mắt, cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt

Nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt rất đa dạng, dưới đây là hai nhóm nguyên nhân chính gây đỏ mắt.

Do nhiễm trùng

Do virus : Một số loại virus thường gây tình trạng đỏ mắt như adenovirus, herpes simplex virus, virus cúm,…. Đỏ mắt do virus là nguyên nhân khiến lây lan dịch bệnh nhiều nhất và là căn nguyên phổ biến nhất hiện nay.

Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu và Haemophilus influenzae, có thể gây nhiễm khuẩn kết mạc, dẫn đến đỏ mắt.

Đặc điểm chung của nhóm nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt do nhiễm trùng là rất dễ lây lan và tạo thành dịch. Ba mẹ cần nắm rõ các con đường lây truyền có thể gặp để phòng tránh và bảo vệ cho con cũng như những người xung quanh:

  • Dịch tiết từ mắt, mũi, họng của trẻ bị bệnh: Có thể lây qua đường tiếp xúc hoặc khi dùng chung đồ vật
  • Lây qua nguồn nước, bể bơi không đảm bảo vệ sinh, có mầm bệnh gây đau mắt đỏ.
dau-mat-do-do-virus-la-can-nguyen-pho-bien-nhat

Đau mắt đỏ do vius là nguyên nhân phổ biế nhất

Không do nhiễm trùng

Do dị ứng : Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm,… có thể gây phản ứng dị ứng và dẫn tới đau mắt đỏ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như khói bụi, chấn thương mắt, sử dụng kính áp tròng, các thuốc tra mắt không rõ nguồn gốc cũng có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ.

Đặc điểm chung của nhóm nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt không do nhiễm trùng là không gây lây nhiễm và có thể có triệu chứng dị ứng tại cơ quan khác, ví dụ như: Nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa trên da toàn thân, sổ mũi, hắt hơi, khó thở,…

Tuy nhiên, nếu ngứa nhiều có thể làm trẻ dụi mắt, dẫn tới đưa vi khuẩn ở ngoài trực tiếp vào mắt, từ đó gây bội nhiễm thành nhiễm trùng mắt.

Triệu chứng khi trẻ bị đỏ mắt

Các biểu hiện của đau mắt đỏ thường xuất hiệu sau 24 đến 72 giờ sau khi nhiễm bệnh, có thể tồn tại từ vài ngày đến vài tuần mới lành bệnh. 

  • Dấu hiệu đầu tiên là mắt xung huyết, làm đỏ mắt. Ban đầu có thể chỉ đỏ mắt ở 1 bên nhưng sau đó có thể lây lan làm đỏ mắt cả 2 bên
  • Mắt có cảm giác cộm, ngứa, dụi mắt nhiều
  • Chảy nước mắt
  • Nhiều rỉ mắt, có thể có rỉ xanh hoặc vàng, gây dính mi, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Mi mắt sưng nề, hơi đau nhẹ
  • Giảm thị lực, sợ ánh sáng
  • Một số người bệnh còn có triệu chứng toàn thân khác như: đau họng, ho, nổi hạch ở sau tai, sốt nhẹ…
Dau-hieu-cua-dau-mat-do-(mat-ben-phai)

Dấu hiệu của đau mắt đỏ ( mắt bên phải)

Kinh nghiệm khi trẻ bị đỏ mắt

Ba mẹ có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây của các bác sĩ Nhãn khoa tại vivision kid để chăm sóc cho con khi con bị đỏ mắt. 

Các phương pháp chữa đỏ mắt tại nhà

Thông thường, khi bị đỏ mắt ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà, nhằm giảm thiểu tình trạng đỏ mắt. 

Vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày, với quy trình như sau:

  • Bước 1: Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay
  • Bước 2: Giữ cho đầu con ổn định, dùng tay kéo nhẹ nhàng 2 mí mắt để mở rộng mắt
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, chú ý chỉ nên nhỏ từng giọt một 
  • Bước 4: Sử dụng gạc sạch, tẩm ướt gạc bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng bắt đầu từ khóe mắt kéo sang đến đuôi mắt
  • Bước 5: Vệ sinh tương tự cho mắt còn lại.

Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý tuyệt đối không dùng chung nước muối sinh lý vệ sinh mũi để vệ sinh mắt. Vì loại nước muối sinh lý dành cho vệ sinh mắt được thiết kế riêng, đảm bảo sự vô trùng trong quá trình sản xuất và sử dụng. 

Bổ sung dinh dưỡng: Ba mẹ nên chế biến các thực phẩm giàu Beta-Carotene, vitamin A, Omega-3: Có nhiều trong cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả màu vàng cam, các loại hạt,…. Các chất này giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nói chung. 

Che-do-dinh-duong-khoa-hoc-giup-tang-cuong-suc-khoe-doi-mat

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng cương sức khỏe đôi mắt

Tránh lây nhiễm cho thành viên khác: trong các nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt có thể là do vi khuẩn, virus. Vì vậy, cần chú ý đảm bảo dùng riêng khăn mặt, vệ sinh hai mắt bằng từng gạc riêng, đảm bảo nguồn nước sạch cũng như hạn chế tối đa trẻ dụi mắt, tránh đưa vi khuẩn từ tay ra môi trường. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hầu hết đau mắt đỏ sẽ khỏi hoàn toàn sau khoảng một tuần bị bệnh. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đi khám ngay.

  • Triệu chứng không giảm sau 10 ngày bị bệnh
  • Giảm thị lực nhiều
  • Đau mắt nhiều, dữ dội
  • Mí mắt bị sưng húp
  • Kèm sốt
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

Trong các trường hợp trên, con được thăm khám bởi bác sĩ là điều rất cần thiết. Chỉ khi được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời thì tình trạng đỏ mắt mới nhanh chóng cải thiện cũng như tránh xảy ra các biến chứng không đáng có. 

Đỏ mắt ở trẻ em trong hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý bệnh có thể có nguyên nhân lây nhiễm nên cần chú ý tránh tái nhiễm cho trẻ cũng như phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Bạn có thể tự chăm sóc, vệ sinh mắt cho con bằng các biện pháp tại nhà. Đồng thời, cần theo dõi sát các biểu hiện tại mắt và chú ý phát hiện sớm những triệu chứng bất thường để kịp thời đưa con đi khám tại các cơ sở y khoa uy tín. 

Lời khuyên

Đỏ mắt ở trẻ em trong hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý bệnh có thể có nguyên nhân lây nhiễm nên cần chú ý tránh tái nhiễm cho trẻ cũng như phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Bạn có thể tự chăm sóc, vệ sinh mắt cho con bằng các biện pháp tại nhà. Đồng thời, cần theo dõi sát các biểu hiện tại mắt và chú ý phát hiện sớm những triệu chứng bất thường để kịp thời đưa con đi khám tại các cơ sở y khoa uy tín. 

Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

đỏ mắt

nguyên nhân trẻ bị đỏ mắt