Mắt đỏ một bên – Điều trị sao để không lây cho bên mắt còn lại?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Đỏ mắt là tình trạng phổ biến, có thể gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Dấu hiệu mắt đỏ một bên có thể do nguyên nhân viêm nhiễm hoặc không. Nếu do căn nguyên nhiễm trùng, cần phải chăm sóc mắt đúng cách để tránh lây cho bên mắt còn lại.

Những nguyên nhân khiến mắt đỏ một bên?

Nguyên nhân gây mắt đỏ một bên rất đa dạng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.

mat-do-mot-ben

Mắt đỏ một bên

  • Đau mắt đỏ: (còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm của mắt làm cho màng mỏng phủ trên lòng trắng của mắt (gọi là kết mạc) bị viêm đỏ. Căn nguyên bao gồm: Virus (phổ biến nhất), vi khuẩn,…
  • Dị ứng: Khi mắt tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm,… hoặc dị ứng thời tiết, thức ăn có thể gây phản ứng dị ứng và dẫn tới đỏ mắt
  • Mắt bị kích ứng với các loại hóa chất, khói bụi, gió hoặc dị vật cũng gây đỏ mắt, chảy nước mắt
  • Dùng kính áp tròng: đây là loại kính được đặt trực tiếp lên giác mạc, thường được dùng để điều chỉnh các tật khúc xạ. Một số trường hợp có thể bị kích ứng với loại kính này hoặc nếu quy trình tháo lắp, vệ sinh không đúng cách có thể gây đỏ mắt, viêm nhiễm mắt
  • Chấn thương một bên mắt: có thể làm cho một số mạch máu nhỏ trên bề mặt mắt bị vỡ, dẫn tới xuất huyết dưới kết mạc, cũng gây biểu hiện đỏ mắt.

Mắt đỏ một bên có cần đi khám không? 

Thông thường, biểu hiện mắt bị đỏ một bên là tình trạng lành tính, nếu được vệ sinh và chăm sóc mắt tại nhà đúng cách có thể khỏi sau 7 – 10 ngày. Trong một số trường hợp, khi mắt bị đỏ một bên kéo dài trên 10 ngày, đỏ mắt nặng dần hoặc đi kèm với một trong các triệu chứng sau, việc đi khám mắt là cần thiết: 

  • Chảy nước mắt nhiều
  • Gỉ mắt nhiều, gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh
  • Nhìn mờ tăng dần
  • Ngứa nhiều, cộm mắt.

Với các tình trạng này, cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Từ đó, các triệu chứng của bệnh mới cải thiện nhanh chóng cũng như tránh các di chứng đáng tiếc xảy ra. 

Cách chăm sóc để mắt đỏ một bên không lây sang bên mắt còn lại

Một nhóm nguyên nhân gây mắt đỏ một bên rất phổ biến đó là viêm nhiễm. Vì vậy, cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách để vi khuẩn, virus từ mắt bị bệnh không lây sang mắt lành là rất cần thiết. 

Viem-nhiem-la-mot-trong-cac-can-nguyen-gay-do-mat-rat-pho-bien

Viêm nhiễm là một trong các nguyên nhân gây đỏ mắt phổ biến

Không dụi mắt, rửa tay sạch sẽ: Thông thường, khi bị đỏ mắt thường kèm theo tình trạng ngứa mắt, dẫn tới dụi mắt liên tục. Hành động này có thể làm lây lan mầm bệnh từ mắt đỏ sang mắt kia hoặc trực tiếp đưa vi khuẩn từ tay, từ môi trường vào mắt. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc dụi mắt, đồng thời nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay. 

Dui-mat-co-the-lam-lay-lan-mam-benh-sang-mat-lanh

Dụi mắt có thể làm lây lan mầm bệnh sang mắt lành

Vệ sinh mắt bằng gạc y tế cho riêng từng mắt: Vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng mắt đỏ một bên, ngứa mắt, nhức mắt. Tuy nhiên, chú ý dùng riêng gạc cho từng mắt, để tránh lây nhiễm chéo từ mắt này sang mắt kia. Bạn có thể áp dụng quy trình vệ sinh mắt tiêu chuẩn như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, chú ý chỉ nên nhỏ từng giọt một, nhỏ vào góc trong mắt
  • Bước 3: Sử dụng gạc y tế, tẩm ướt gạc bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng bắt đầu từ khóe mắt kéo sang đến đuôi mắt
  • Bước 4: Vệ sinh tương tự cho mắt còn lại.

Nhỏ mắt đúng cách: bạn có thể nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý khi vệ sinh mắt hoặc dùng nước mắt nhân tạo, các loại thuốc nhỏ mắt khác để điều trị bệnh. Nhìn chung, tất cả quy trình nhỏ mắt đều cần chú ý một số điểm sau đây: 

  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thực hiện quy trình nhỏ mắt
  • Nhỏ vào góc trong mắt bị đỏ
  • Để đầu lọ thuốc nhỏ mắt cách xa mắt khoảng 2 cm
  • Thuốc thừa chảy ra từ mắt nên dùng gạc y tế lau nhẹ nhàng, chú ý dùng riêng gạc cho mỗi mắt
  • Không dùng lọ thuốc đã tra mắt bệnh để tra cho mắt lành.
Nho-mat-dung-cach

Nhỏ mắt đúng cách

Như vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và chăm sóc mắt trong quá trình điều trị để mắt đỏ một bên không lây sang bên còn lại là rất quan trọng. Ngoài ra, để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và tư vấn các phương pháp điều trị tốt nhất. Đặt lịch khám với vivision để được thăm khám và tư vấn kịp thời các bệnh về mắt. 

Lời khuyên

Vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng mắt đỏ một bên, ngứa mắt, nhức mắt. Tuy nhiên, chú ý dùng riêng gạc cho từng mắt, để tránh lây nhiễm chéo từ mắt này sang mắt kia. Bạn có thể áp dụng quy trình vệ sinh mắt tiêu chuẩn như sau:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, chú ý chỉ nên nhỏ từng giọt một, nhỏ vào góc trong mắt
Bước 3: Sử dụng gạc y tế, tẩm ướt gạc bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng bắt đầu từ khóe mắt kéo sang đến đuôi mắt
Bước 4: Vệ sinh tương tự cho mắt còn lại.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị đau mắt đỏ 1 bên

đau mắt đỏ 1 bên