Nguyên nhân viễn thị nặng ở trẻ em
Viễn thị ở trẻ em không chỉ là một vấn đề thị giác phổ biến mà còn ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bé. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ về mức độ nặng của viễn thị, những nguyên nhân của viễn thị, và cung cấp hướng dẫn khi phát hiện bé mắc phải vấn đề này.
Viễn thị ở trẻ bao nhiêu là nặng?
Tình trạng viễn thị là một tật khúc xạ thường gặp khi thăm khám của sức khỏe thị giác ở trẻ mà các bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Hiểu rõ biểu hiện và nguyên nhân của viễn thị có thể giúp nhận ra tình trạng này từ sớm và có các biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết.
Cấu trúc mắt của trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng khúc xạ. Độ dài trục nhãn cầu thường ngắn hơn so với bình thường là nguyên nhân của viễn thị ở trẻ.
Ở một mức độ nhất định, viễn thị ở trẻ có thể được xem là phổ biến và không đáng lo ngại. Mức độ viễn trong giới hạn bình thường được coi là viễn thị sinh lý. Điều này phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ.
Viễn thị sinh lý ở trẻ em thường xuất hiện do cấu trúc mắt chưa phát triển đầy đủ, độ dài trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường. Trong trường hợp này, mắt của trẻ cần một khoảng thời gian để hoàn thiện quá trình phát triển và điều chỉnh độ dài trục nhãn cầu để đảm bảo thị lực tốt.
Thông thường, khi trẻ đến độ tuổi 2-3 tuổi, độ viễn thị sẽ giảm xuống khoảng 3 độ. Tuy nhiên, nếu ở tuổi này mắt của trẻ phát triển kém thì có khả năng trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm hơn như nhược thị, lác,…
Vì vậy, khi độ viễn thị vượt quá giới hạn bình thường, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu ở trong môi trường học tập, việc thăm khám chuyên sâu là hết sức quan trọng.
Điều này giúp đảm bảo rằng chức năng thị giác hai mắt được kiểm tra kỹ lưỡng, đồng thời tìm ra giải pháp và liệu pháp phù hợp để giúp trẻ nhìn rõ và tham gia hiệu quả trong các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày
Việc hiểu rõ về nguyên nhân của viễn thị và cách chăm sóc mắt từ khi còn nhỏ không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và phát triển sau này.
Nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ em
Nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, tạo ra một thách thức đặc biệt cho việc chăm sóc mắt cho trẻ. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ, chúng ta có thể tìm hiểu về các yếu tố sau đây:
Một trong những nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ em có thể kể đến là yếu tố di truyền. Trong các gia đình mà bố mẹ, ông bà hoặc họ hàng có tiền sử của viễn thị nặng thì tỉ lệ trẻ có tật khúc xạ viễn thị sẽ cao hơn.
Ngoài ra, yếu tố bẩm sinh cũng nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ em. Khi cấu trúc nhãn cầu của trẻ bị ngắn hơn so với bình thường từ khi mới sinh, điều này tạo ra nhiều trở ngại cho quá trình phát triển thị giác.
Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải khó khăn trong quá trình chính thị hóa, mắt chính thị là mắt không mắc phải tật khúc xạ nào. Do đó, nếu quá trình chính thị hóa thất bại, có thể dẫn đến tình trạng trẻ không thể hình thành thị lực bình thường.
Hơn nữa, viễn thị nặng cũng có thể xuất hiện sau khi thực hiện các phẫu thuật tại mắt. Các phẫu thuật như lấy thể thủy tinh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mắt và nguyên nhân của viễn thị độ cao ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần lưu ý và thảo luận với các các bác sĩ chuyên khoa mắt để hiểu rõ hơn về các rủi ro và phương pháp điều trị khi trẻ phải trải qua các loại phẫu thuật này.
Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện bé bị viễn thị nặng
Khi bố mẹ phát hiện phát hiện nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ, điều cần thiết là thực hiện một số hành động một cách nhanh chóng và chính xác để xác định chính xác tình trạng của con. Bố mẹ cần dành thời gian quan sát và chú ý đến các biểu hiện của con. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ bị viễn thị nặng.
Trẻ bị viễn thị nặng thường không phàn nàn nhiều, nhưng bố mẹ có thể quan sát những dấu hiệu khác như việc bé luôn cố gắng nheo mắt, hay nghiêng đầu để tìm kiếm góc nhìn tốt nhất. Bé có thể thường xuyên dụi mắt khi tập trung vào các hoạt động nhìn gần như đọc sách hoặc xem tivi, cũng như những triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi mắt, và nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế nhãn khoa là điều cần thiết. Khám mắt cho bé không chỉ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mắt mà còn tạo ra cơ hội để áp dụng các biện pháp can thiệp, xử lý phù hợp. Điều này giúp đảm bảo rằng bé sẽ nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất để phát triển một thị lực khỏe mạnh và không bị hạn chế trong hoạt động hàng ngày.
Tại vivision kid Trung Tâm Mắt Trẻ Em có các bác sĩ không chỉ xuất sắc về kiến thức chuyên môn mà còn có tâm huyết và tận tâm với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe trẻ em. Với sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mắt trẻ em, đội ngũ y bác sĩ tại vivision kid luôn nỗ lực không ngừng để đảm bảo mỗi bé khi đến với trung tâm đều được thăm khám một cách chu đáo và hiệu quả nhất.
Lời khuyên
Thông qua bài viết trên, hi vọng các bố mẹ đã có thêm kinh nghiệm về các nguyên nhân của viễn thị nặng ở trẻ em cùng một số điểm cần lưu ý về tình trạng này. Hãy đưa trẻ đi khám mắt tại cơ sở y tế uy tín khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở mắt con bố mẹ nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: