Loạn thị bẩm sinh có phải do di truyền?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Loạn thị bẩm sinh là tình trạng trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra cấu trúc mắt đã có hình dạng bất thường mà không phải là hình cầu, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.                             

Loạn thị bẩm sinh có phải do di truyền?

Loạn thị bẩm sinh được hiểu là tình trạng trẻ nhỏ lúc được sinh ra đã bị tổn thương hình dạng hay cấu trúc của nhãn cầu. Mắt đã có hình dạng bất thường, không phải là dạng hình cầu như bình thường, giác mạc không còn giữ được độ cong, ánh sáng đi vào mắt và hội tụ ở các điểm khác nhau gây ra tật loạn thị. Hoặc có thể loạn thị xảy ra là do có độ cong bất thường của thủy tinh thể. Loạn thị có khả năng xảy ra ở một hoặc hai bên mắt.

Tinh-trang-loan-thi-bam-sinh-o-tre-em

Tình trạng loạn thị bẩm sinh ở trẻ em

Loạn thị bẩm sinh thường đo di truyền:

  • Yếu tố di truyền: Loạn thị bẩm sinh thường có nguyên nhân do yếu tố di truyền hay do tiền sử trong gia đình có người bị loạn thị hoặc có các tật khúc xạ ở mắt. Đặc biệt nếu người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ mắc loạn thị bẩm sinh sẽ cao;
  • Chấn thương tại mắt trong quá trình sinh sản: Nếu trong khi bé ra đời gặp phải chấn thương làm ảnh hưởng đến mắt hoặcmắc các bệnh tật về mắt sau khi phẫu thuật;
  • Do mẹ trong lúc mang bầu bị nhiễm khuẩn: Trong quá trình mang bầu, nếu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn có thể truyền sang em bé qua đường nhau thai, hoặc trong lúc sinh. Điều này xảy ra ở em bé cũng có thể bị những biến chứng về sức khỏe, có thể gặp những dị tật…

Môt số triệu chứng thường gặp khi bị loạn thị bẩm sinh: 

  • Mắt mờ khi nhìn vật ở cả xa lẫn gần, hình ảnh nhìn được thấy không rõ, sẽ bị nhòe và méo mó. Muốn nhìn rõ sẽ phải nheo mắt lại một cách khó khăn;
  • Trẻ hay bị nhức đầu ở vùng trán và thái dương;
  • Mắt sẽ dễ bị kích thích và thường bị chảy nước mắt sống;
  • Mắt thường có thể nhìn một vật ra thành hai hoặc ba bóng mờ;
  • Trẻ thường hay cảm thấy mỏi mắt, nhìn mệt mỏi.

Cần làm gì khi trẻ mắc loạn thị bẩm sinh?

Nếu loạn thị chỉ bị nhẹ, thường sẽ không làm ảnh hưởng đến thị lực, cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc cho con qua cách sinh hoạt, ăn uống và cần vận động hợp lý nên không cần thiết phải điều trị hay đeo kính. Trường hợp nếu loạn thị có ảnh hưởng đến tầm nhìn hay khả năng quan sát và hoạt động của trẻ sẽ cần được điều trị phù hợp. Loạn thị bẩm sinh có khả năng điều chỉnh bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật.

Kính thuốc

Kinh-mat-giup-dieu-tri-loan-hi

Kính mắt giúp điều trị loạn thị

Nếu trẻ nhỏ bị loạn thị trên 1 diop thì sẽ cần điều chỉnh thị lực bằng phương pháp đeo kính gọng hoặc đeo kính áp tròng là 2 cách thường được sử dụng. Đeo kính một là phương pháp giản đơn giúp có thể điều chỉnh thị lực và cải thiện khả năng nhìn của trẻ, giúp trẻ có cơ hội sinh hoạt và học tập phát triển bình thường.

Kính áp tròng cứng Ortho-K (Orthokeratology)

Loại kính này thường dùng để đeo vào ban đêm để làm thay đổi hình dáng của giác mạc bệnh nhân tạm thời trong khi ngủ, giúp mắt có khả năng nhìn rõ vào sáng ngày hôm sau và có thể duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Nếu bệnh nhân không đeo kính áp tròng cứng, thị lực của mắt vẫn như cũ.

Phẫu thuật

Phau-thuat-mat-chua-loan-thi-hieu-qua

Phẫu thuật mắt chữa loạn thị hiệu quả                                                              

Trong trường hợp trẻ trên 18 tuổi, có độ loạn thị ổn định, có khả năng điều trị dứt điểm chứng loạn thị bằng các phương pháp phẫu thuật. Các loại phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị cho người bị loạn thị bẩm sinh có thể là PRK, Lasek, Lasik… Tuy nhiên, các phương pháp này gây tốn kém và có thể tái loạn mà phải áp dụng phương pháp đeo kính để khắc phục.

Khi ta quan sát trẻ có những triệu chứng nghi ngờ trên, bố mẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc những bệnh viện có chuyên khoa mắt nhằm kiểm tra chẩn đoán chính xác tình trạng thị lực của trẻ. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành những bước như sau:

  • Kiểm tra thị lực cả 2 bên mắt: Đây là bước đầu tiên mà bác sĩ sẽ kiểm tra để xem mức thị lực của trẻ. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ hãy đọc các chữ cái nằm trên biểu đồ từ một khoảng cách xác định nào đó nhằm xác định khả năng nhìn thấy các chữ cái có được rõ hay không;
  • Đo độ cong của giác mạc: kiểm tra độ cong ở trung tâm giác mạc bằng loại máy Keratometry, xác định được độ cong lớn và nhỏ nhất. Từ đó bác sĩ sẽ thấy được hình dạng của giác mạc và thấy được mức độ tập trung của chúng;
  • Kiểm tra các tật khúc xạ: Đây chính là cách mà bác sĩ có thể tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt của các con, có thể đó là kính mắt gọng hay kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ sẽ có thể dùng phương pháp soi đáy mắt;
  • Đo độ tập trung ánh sáng: Điều này có thể giúp bác sĩ nhận thấy được điểm hội tụ của ánh sáng lên võng mạc và chính là nguyên nhân khiến hình ảnh nhìn thấy bị mờ và méo mó ở người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp để điều chỉnh thị lực phù hợp nhất cho người bệnh.

Dựa vào kết quả kiểm tra, về cả thị lực và cấu trúc của giác mạc, võng mạc, bác sĩ sẽ có thể đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Tham-kham-bac-si-de-kiem-tra-do-loan

Thăm khám bác sĩ để kiểm tra độ loạn

vivision luôn tự hào là một trong những cơ sở khám và điều trị hàng đầu, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đến từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn các vấn đề mắt một cách tốt nhất. 

Lời khuyên

Nếu bố mẹ bị mắc tật khúc xạ có thể sẽ dẫn đến khả năng con mắc các tật khúc xạ cao hơn người bình thường. Vì vậy mọi người cần đi khám định kì thường xuyên để có thể được phát hiện kịp thời và can thiệp sớm nhất có thể,tránh để nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Loạn thị

loạn thị bẩm sinh

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý