Bị cận thị không điều trị có bị mù không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

vào ngày 29/04/2024

Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì là loại hay gặp nhất mà còn vì nó có thể dẫn đến các nguy cơ như rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu bị cận thị không được điều chỉnh, nguy cơ gặp biến chứng nặng về thị lực.

Nguyên nhân gây ra mắt bị cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt với biểu hiện là suy giảm khả năng nhìn xa. Tùy vào mức độ nặng của cận thị mà người bệnh có thể rõ ở các khoảng cách khác nhau.

Cơ chế tạo ảnh của vật là khi chùm tia sáng chiếu vào mắt, hệ thống quang học ở mắt gồm giác mạc, thể thủy tinh sẽ có vai trò khúc xạ ánh sáng, chúng hội tụ ánh sáng rơi đúng tại võng mạc, giúp bạn nhìn rõ vật. Cận thị xuất hiện khi có sự bất  tương xứng giữa hệ thống quang học và chiều dài trục trước sau của nhãn cầu khiến cho ảnh hội tụ trước võng mạc.

co-che-khi-mat-bi-can-thi

Cơ chế khi mắt bị cận thị

Nguyên nhân dẫn đến cận thị được phân thành hai nhóm chính sau:

  • Do chiều dài trục nhãn cầu: Trục trước sau nhãn cầu quá dài trong khi công suất của hệ quang học bình thường. Nguyên nhân này thường do bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển của cơ thể gặp bất thường khiến cho sự phát triển của chiều dài nhãn cầu bị gián đoạn;
  • Do công suất của hệ quang học: Công suất khúc xạ quá cao trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Giác mạc bị cong quá mức làm ánh sáng hay đục thể thủy tinh.

Những biến chứng có thể gặp phải khi không điều trị cận thị

Đối với trẻ em

Đối tượng trẻ em rất khác người lớn, chúng thường không thể tự phát hiện được bất thường về tầm nhìn của mình, chúng thường không than phiền gì cho đến khi trẻ nhận thấy các bạn khác thấy rõ hơn mình, hoặc trẻ không thể chép bài trên bảng hoặc do nhà trường thông báo.

Tiến triển cận thị: tăng độ từ cận thị nhẹ đến cận thị nặng. Độ cận càng nặng nguy cơ biến chứng càng cao và có khả năng dẫn tới mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Cận thị nặng hoặc cận thị không điều trị, trẻ đối mặt với nguy cơ:

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ bị nhược thị sau khi cận thị cũng không hề nhỏ. Trẻ em ở giai đoạn đang trong quá trình chính thị hóa mắc phải tật cận thị nhưng không được phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ có thể bị nhược thị. 

Tre-bit-mot-mat-de-tap-do-nhuoc-thi

Trẻ bịt một mắt để tập do nhược thị

Đối với người lớn

Người lớn phát hiện cận thị có thể do đã bị cận thị từ nhỏ nhưng mức độ nhẹ hoặc mới bị cận thị. Người lớn bắt đầu bị cận thị thường liên quan đến khối lượng công việc, tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, đọc sách nhiều trong môi trường thiếu ánh sáng,… Người lớn bị cận thị cũng có thể gặp các biến chứng như trẻ em.

mat-bi-can-thi-va-mat-thuong-khi-tham-gia-giao-thong

Mắt bị cận thị và mắt thường khi tham gia giao thông

Ngoài biến chứng ở mắt, cận thị còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và đời sống như:

  • Giảm hiệu suất học tập và lao động: Người bị cận thị thường gặp khó khăn trong việc đọc, viết, và thực hiện các nhiệm vụ học tập và lao động yêu cầu tầm nhìn chính xác. Điều này có thể làm giảm hiệu suất công việc, hạn chế cơ hội việc làm;
  • Giảm khả năng tham gia hoạt động xã hội: Cận thị có thể tạo ra rào cản trong việc tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là những hoạt động yêu cầu tầm nhìn tốt như thể thao, lái xe, hoặc các sự kiện xã hội;
  • Mất tự tin và tâm lý: Tình trạng cận thị có thể gây ra mất tự tin, cảm giác tự ti và thậm chí là tâm lý tiêu cực. Người bị cận thị có thể cảm thấy cô đơn và khó khăn trong việc tương tác xã hội;
  • Cản trở khi tham gia giao thông: Nếu không được điều trị hoặc quản lý tốt, người bị cận thị có thể tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

Chính vì vậy, điều trị cận thị không nên trì hoãn. Càng có biện pháp cải thiện tốt càng hạn chế được biến chứng của cận thị.

Phương pháp nào điều trị khi bị cận thị hiệu quả nhất

Dùng kính hỗ trợ

Phương pháp điều trị cận thị hay được sử dụng nhất là dùng kính hỗ trợ thị lực. Hiện nay, người bị cận thị có thể sử dụng một trong hai loại kính là:

  • Kính gọng: Rẻ, dễ điều chỉnh độ kính khi thay đổi độ cận hoặc loạn thị kèm theo
  • Kính áp tròng (hay còn gọi là kính tiếp xúc): đắt hơn nhưng cho hình ảnh độ nét cao hơn, có tính thẩm mỹ, điều chỉnh được độ cong giác mạc khi sử dụng kính tiếp xúc cứng.

Quyết định cho bệnh nhân sử dụng kính gọng hay kính tiếp xúc phụ thuộc vào: tuổi tác, sở thích, nhu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính,… đôi khi nên kết hợp cả hai để tăng hiệu quả điều trị.

Đối với phương pháp dùng kính, có tác dụng cải thiện tầm nhìn cho người bị cận thị, kiểm soát mức độ tăng nặng của bệnh, không có tác dụng chữa khỏi cận thị.

Phẫu thuật

Ngày nay, chỉ có phẫu thuật là biện pháp duy nhất để điều trị triệt để cận thị. Đây là phương pháp dùng tia laser để thay đổi độ cong và chiều dày của giác mạc, làm thay đổi độ khúc xạ của giác mạc, giúp người bệnh nhìn rõ vật.

phau-thuat-khuc-xa

Phẫu thuật tật khúc xạ cận thị

Biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài việc dùng kính hoặc phẫu thuật, việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh rất tốt cho người cận thị, hạn chế tăng độ cận và các tật khác xạ khác:

  • Giữ khoảng cách phù hợp khi đọc sách. Khoảng cách lý tưởng là từ 35-40 cm;
  • Khi làm việc cần có đủ ánh sáng;
  • Đối với trẻ nhỏ cần hạn chế thời gian dùng điện thoại, chơi game;
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời, điều này giúp cho mắt nhìn xa và thị giác được thư giãn.

Cận thị ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa và nhìn chi tiết. Đối với trẻ em và người lớn điều trị cận thị rất quan trọng để có thị lực nhìn rõ như người bình thường. Vì vậy hãy thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín và lựa chọn phương pháp phù hợp sau khi chuyên gia tư vấn.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị cận thị

cận thị

dấu hiệu cận thị

Cận thị giả có cần đeo kính không?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Vì sao mắt chấn thương thường bị loạn thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Tầm quan trọng của việc nhận thức đúng về viễn thị

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương