Đưa trẻ đi khám viêm giác mạc, ba mẹ cần quan tâm những gì?
Khi trẻ bị viêm giác mạc, trẻ được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt là rất cần thiết. Ba mẹ cũng cần tìm hiểu những thông tin sau để nắm rõ bệnh giúp trẻ nhanh được điều trị khỏi và hạn chế tái phát bệnh.
Triệu chứng nào nghĩ tới trẻ bị viêm giác mạc
Viêm giác mạc là một tình trạng bệnh lý của giác mạc. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, có thể viêm nống lớp biểu mô ngoài cùng, cũng có thể viêm sâu gây thủng giác mạc, viêm nội nhãn. Dưới đây là một số triệu chứng mà bạn có thể nhận ra ở trẻ khi nghĩ đến viêm giác mạc
- Mắt trẻ có thể trở nên đỏ do mạch máu xung huyết, có thể bị một bên hoặc cả hai bên, thường đỏ rìa xung quanh giác mạc, Cảm giác đau , chảy nước mắt: Trẻ có thể trở nên mắt chảy nước nhiều hơn bình thường, do phản ứng của mắt trước viêm nhiễm. Đối với trẻ còn nhỏ khi đau, trẻ quấy khóc nhiều, đưa tay lên dụi mắt
- Nhìn mờ hoặc che mờ tầm nhìn: Khi bị viêm giác mạc, giác mạc sẽ bị đục, không còn giữ được chức năng khúc xạ ánh sáng như bình thường nữa, viêm có thể dạng chấm nhỏ li ti trên bề mặt giác mạc khiến thị trường mờ kiểu đốm.
- Dịch mắt màu vàng hoặc xanh bám xung quanh mi mắt
- Chói sáng: Trẻ có thể phản ứng mạnh hơn trước khi ánh sáng chiếu vào mắt, không dám mở mắt, hoặc đau hơn khi ánh sáng chiếu vào, khi gió thổi vào mắt
- Nếu trường hợp nặng, có thể nhìn thấy trên bề mặt giác mạc có ổ áp xe, loét hình tròn hoặc hình oval, nằm ở rìa hoặc trung tâm giác mạc, hoặc những chấm trắng xám li ti do tổn thương biểu mô giác mạc
Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng trẻ có thể bị viêm giác mạc, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám cẩn thận, đưa đến chẩn đoán chính xác và điều trị. Viêm giác mạc cần được chăm sóc kịp thời để tránh những vấn đề tầm nhìn lâu dài và giảm triệu chứng đau, kích thích cho trẻ.
Những thông tin quan trọng cần nhớ khi trẻ bị viêm giác mạc
Khi trẻ được chẩn đoán viêm giác mạc, bố mẹ nên được cung cấp những thông tin về nguyên nhân gây bệnh, tiến triển của bệnh, những xét nghiệm nào cần được làm để chẩn đoán bệnh và nguy cơ gặp phải những biến chứng gì kể cả khi đã điều trị tích cực.
Nguyên nhân gây bệnh viêm giác rất đa dạng như: Nhiễm trùng, chấn thương, đeo kính áp tròng không đúng cách, dị ứng, hở mi, quặm mi,…
Chính vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nên khuyến cáo bố mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, làm theo mẹo mách bảo của người khác, hay tự tra trên mạng để thực hành theo. Đây là một sai lầm nghiêm trọng khiến cho bệnh của trẻ bị trì hoãn điều trị đúng cách và để lại biến chứng nặng nề.
Viêm giác mạc nặng, có thể dẫn tới sẹo giác mạc, thủng giác mạc gây giảm thị lực, thậm chí lây lan nhiễm trùng vào sâu trong các cấu trúc khác của nhãn cầu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cần bố mẹ cung cấp những thông tin về diễn biến bệnh.
Bố mẹ cần ghi nhớ những triệu chứng xuất hiện, thứ tự xuất hiện như thế nào, mức độ của triệu chứng nặng lên dần không, con đã được điều trị gì trước đó chưa, có bệnh lý nền làm suy giảm miễn dịch ở trẻ hay không và những yếu tố xung quanh có thể là nguy cơ gây viêm giác mạc như: Trẻ hay cào xước mắt, mới bị chấn thương, người chăm sóc trẻ cũng có triệu chứng tương tự,…
Những câu hỏi ba mẹ nên làm rõ khi thăm khám để điều trị hiệu quả
Khi đưa trẻ đến thăm bác sĩ vì nghi ngờ viêm giác mạc, việc hỏi những câu hỏi rõ ràng và chi tiết sẽ giúp bố mẹ xác định rõ mức độ bệnh của trẻ và phương pháp điều trị. Dưới đây là một số câu hỏi ba mẹ nên đặt ra khi thăm khám viêm giác mạc cho trẻ và những lời khuyên kèm theo của bác sĩ
- Xác nhận viêm giác mạc
- Bác sĩ đã chẩn đoán xác nhận trẻ bị viêm giác mạc chưa?
- Loại viêm giác mạc là gì? (ví dụ: Viêm giác mạc cấp tính hay mạn tính, viêm giác mạc nông hay sâu)
- Nguyên nhân và tình trạng bệnh lý nền
- Viêm giác mạc của trẻ có nguyên nhân gì? Nhiễm trùng hay không do nhiễm trùng
- Có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ảnh hưởng đến viêm giác mạc không? Ví dụ trẻ có bị hở mi hay quặm mi không? Đây là những bất thường có thể điều chỉnh hoặc điều trị để con không bị tái phát
- Có yếu tố gây kích ứng cho mắt của bé như bụi bẩn, hóa chất và biện pháp để bảo vệ, tránh tiếp xúc với các tác nhân trên là che chắn mắt khi ra ngoài
- Triệu chứng khiến con khó chịu, quấy khóc để bố mẹ an tâm tuân thủ điều trị. Trẻ bị viêm giác mạc sẽ tăng cảm giác đau khi ánh sáng chiếu vào mắt hoặc gió thổi qua.
- Vệ sinh mắt
- Làm thế nào bố mẹ chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách cho trẻ? Tránh sai sót gây ra thêm tổn thương cho mắt
- Sử dụng gạc y tế hoặc khăn mặt sạch để loại bỏ dịch tiết ở mắt
- Tác động của viêm giác mạc lên tầm nhìn và hoạt động hàng ngày
- Làm thế nào khi trẻ bị viêm giác mạc, trẻ không bị ảnh hưởng đến tầm nhìn và hoạt động hàng ngày?
- Có những khó khăn hoặc thách thức nào trẻ đang phải đối mặt?
- Phương pháp điều trị viêm giác mạc được đề xuất:
- Bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị gì cho trẻ? Trẻ có phải dùng kháng sinh hay bổ sung dưỡng chất gì không?
- Có những lựa chọn điều trị nào khác cho trẻ không?
- Dự kiến kết quả và thời gian điều trị viêm giác mạc?
- Khi nào có thể mong đợi thấy cải thiện từ điều trị ?
- Thời gian điều trị theo dõi trong bao lâu?
Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, diễn biến bệnh cũng khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau. Những câu hỏi này sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của trẻ và có thể tuân thủ phương pháp điều trị hiệu quả nhất, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
Tại vivision kid, trẻ sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia, ba mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết cách phòng, điều trị bệnh để bảo vệ thị lực cho trẻ, và sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bố mẹ một cách trực tiếp hoặc liên hệ tổng đài để được tư vấn sớm nhất.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: