Có thể chỉ một mắt đục thủy tinh thể không? Cách nào phòng bệnh?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Mắt đục thủy tinh thể là một tình trạng mắt phổ biến mà hầu hết ai cũng sẽ gặp phải do tuổi già. Khi bị đục thủy tinh thể sẽ làm giảm khả năng nhìn của người bệnh. Từ đó cũng sẽ có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, trong đó một mắt bị đục thủy tinh thể có thể hay không? Cách nào để phòng tránh vấn đề trên? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể (TTT) là một cấu trúc trong suốt nằm ở phía sau của mống mắt, không có tổ chức thần kinh, không có mạch máu. Thủy tinh thể giúp điều tiết ở mắt, điều này giữ vai trò quan trọng trong việc  lấy nét ánh sáng đến võng mạc, một bộ phận quan trọng của mắt. Đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ đục (đục hoặc mất độ trong suốt) thủy tinh thể của mắt, cấu trúc này bình thường trong suốt và không bị biến dạng.

Hinh-anh-duc-the-thuy-tinh

Hình ảnh đục thể thuỷ tinh

Cơ chế hình thành đục thủy tinh thể liên quan đến nhiều yếu tố, việc phân loại đục thủy tinh thể có thể dựa theo vị trí và hình thái như vỏ, nhân và dưới bao sau:

  • Đục vỏ thủy tinh thể xảy ra do mất cân bằng điện giải dẫn đến thủy tinh thể bị thừa nước, gây hóa lỏng các sợi thủy tinh thể. Đục vỏ thủy tinh thể thường ở hai mắt và không cân xứng;
  • Đục nhân thủy tinh thể thường là kết quả của quá trình khử amit của protein thủy tinh thể do oxy hóa, phân giải protein và glycation. Đục nhân thể thuỷ tinh thường tiến triển chậm. Ở giai đoạn sớm sự xơ  cứng dần của nhân gây tăng chiết suất thể thuỷ tinh làm cho khúc xạ của mắt chuyển sang cận thị;
  • Đục thuỷ tinh thể dưới bao sau ở người già phát triển do mất nhân sợi thủy tinh thể và sự thay thế các tế bào biểu mô di chuyển bất thường về phía cực sau. Đục thể thuỷ tinh dưới bao sau chủ yếu do tuổi già, cũng có thể là hậu quả của chấn thương, dùng thuốc corticosteroid và bức xạ ion hoá.

Có thể chỉ bị một mắt đục thủy tinh thể không?

Thủy tinh thể là một bộ phận quan trọng của mắt có tác dụng điều chỉnh ánh sáng và hình ảnh rõ nét trên võng mạc. Khi thủy tinh thể trở nên đục có thể gây giảm thị lực. 

Mặc dù đa số các vấn đề về đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt, nhưng có trường hợp nó chỉ ảnh hưởng đến một mắt. Nếu không có dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và tình trạng không lan sang mắt còn lại thì đây có thể là một trường ít gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ của tình trạng có thể khác nhau giữa hai mắt, và sự bù trừ thị lực giữa chúng có thể khiến cho người bệnh không nhận ra sự thay đổi khi quan sát bằng hai mắt.

Nguy cơ khiến mắt đục thủy tinh thể

Các nguy cơ khiến mắt đục thủy tinh thể có thể bao gồm:

Nguy cơ nói chung:

  • Tuổi già: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể dẫn đến sự thay đổi trong thủy tinh thể, gây ra đục thủy tinh thể;
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắt đục thủy tinh thể;
  • Rượu: Sử dụng rượu nhiều có thể tăng nguy cơ mắt đục thủy tinh thể;
  • Tác động của tia UV: Tiếp xúc quá nhiều tia UV từ ánh sáng mặt trời có thể góp phần vào việc hình thành đục thủy tinh thể;
  • Sử dụng steroid: Việc sử dụng steroid có thể tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể dưới bao sau.
hut-thuoc-la-lam-tang-nguy-co-duc-thuy-tinh-the

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể

Các nguy cơ khiến mắt đục thủy tinh thể ở một bên mắt:

  • Tuổi già không tương xứng: Một mắt có thể trải qua quá trình lão hóa nhanh hơn hoặc mạnh mẽ hơn so với mắt kia;
  • Chấn thương 1 bên mắt: Nếu có chấn thương hoặc tổn thương chỉ ở một mắt, có thể dẫn đến việc mắt đó phát triển đục thủy tinh thể;
  • Bệnh về mắt: Các bệnh như glaucoma, viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng không đều đến cả hai mắt, làm cho một bên mắt bị ảnh hưởng nặng hơn.

Một số biện pháp giúp tránh cho mắt đục thủy tinh thể

 Một số biện pháp có thể giúp tránh cho mắt đục thủy tinh thể hoặc làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng này. Sau đây là một số biện pháp:

  • Thăm khám định kỳ: Thăm khám chuyên gia nhãn khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng mắt và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào;
  • Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắt đục thủy tinh thể, vì vậy việc ngừng hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ này;
  • Kiểm soát bệnh nền: Quản lý và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tiểu đường (ĐTĐ), béo phì, và tăng huyết áp (THA) có thể giúp giảm nguy cơ mắt đục thủy tinh thể.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống giàu chất xơ, rau củ, và trái cây có thể hỗ trợ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ các vấn đề mắt;
  • Đeo kính bảo vệ: Khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy đeo kính chống tia UV (UVA/UVB) để bảo vệ mắt khỏi tác động từ tia UV;
  • Giảm uống rượu: Giảm lượng rượu tiêu thụ có thể giảm nguy cơ mắt đục thủy tinh thể và bảo vệ sức khỏe mắt.
mắt đục thủy tinh thể

Đeo kính chặn tia UV

Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn cũng có thể đóng vai trò không nhỏ trong bảo vệ sức khỏe mắt. Hiện nay, vivision là cơ sở khám mắt uy tín chất lượng để người bệnh có thể tin tưởng đến khám và nhận được tư vấn và hướng điều trị tốt nhất.

Lời khuyên

Việc thăm bác sĩ mắt định kỳ là rất quan trọng để theo dõi sức khỏe mắt, đặc biệt là khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của vấn đề mắt bao gồm mắt đục thủy tinh thể. Bác sĩ nhãn khoa có thể thực hiện các kiểm tra chuyên sâu để đánh giá tình trạng mắt và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Đục thuỷ tinh thể

mắt đục thủy tinh thể