Thuốc Telodrop là thuốc gì?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Thuốc Telodrop là dung dịch nhỏ mắt thường được sử dụng để điều trị khô mắt. Vậy thuốc này có thành phần gì, tác động thế nào lên mắt và cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng vivision giải đáp các vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Thuốc Telodrop là thuốc gì?

Thuốc Telodrop được sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, dung tích 15ml với các thành phần như sau: 

  • Hoạt chất: Hydroxypropyl methylcellulose 2910 với hàm lượng 3mg và Dextran 70 có hàm lượng là 1mg.
  • Tá dược: Benzalkonium clorid, dinatri EDTA, natri clorid, kali clorid, acid bone, natri borat, nước tinh khiết.
Thuốc nhỏ mắt telodrop

Thuốc nhỏ mắt telodrop

Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) thường được gọi tắt là hypromellose, đây là một polymer bán tổng hợp, có tính nhớt và trơ. Do đó khi hòa tan trong nước có khả năng tạo thành dung dịch keo. Hydroxypropyl methylcellulose được ứng dụng trong sản xuất thuốc nhỏ mắt với vai trò là nước mắt nhân tạo, nhằm ngăn ngừa tổn thương giác mạc và kết mạc khi sự bài tiết nước mắt bị suy yếu.

Ngoài ra, hydroxypropyl methylcellulose còn có công dụng bôi trơn và ngăn chặn sự bay hơi của nước, giúp mắt không bị khô và bảo vệ tốt hơn cho đôi mắt. Sự kết hợp của 2 hoạt chất hydroxypropyl methylcellulose và dextran 70 giúp giữ ổn định và gia tăng thời gian nước mắt nhân tạo được lưu lại trên bề mặt mắt để mắt luôn có độ ẩm nhất định, làm nhẵn bề mặt giác mạc và giúp cải thiện thị lực.

Thuốc nhỏ mắt Telodrop được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Mắt bị khô, mỏi mắt, cay mắt hoặc các cảm giác khó chịu khác do nước mắt được tiết ra không đủ hoặc do phim nước mắt không bền vững. Tình trạng này có thể gặp trong các bệnh lý hệ thống như hội chứng Sjogren.
  • Rửa trôi các dị vật bay vào mắt như: bụi bẩn, cát, côn trùng.
  • Các triệu chứng đỏ mắt, nhức mỏi mắt, giảm tầm nhìn sau khi làm việc, nhìn lâu vào màn hình thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…) hoặc sau khi đi đường, tiếp xúc với gió, đi bơi.
  • Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong một số trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.

Các chống chỉ định của Telodrop

  • Những người mẫn cảm với hoạt chất, chất bảo quản hay các thành phần khác của thuốc.
  • Không nhỏ trực tiếp lên vết thương hở.
  • Không nhỏ thuốc khi đang sử dụng kính áp tròng.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.

Cách dùng thuốc Telodrop như thế nào?

Điều lưu ý đầu tiên là bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt Telodrop theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ khi xác định được chính xác tình trạng mắt hiện tại bởi bác sĩ, điều trị đúng thuốc, đúng liều thì các triệu chứng mới cải thiện nhanh chóng. 

Liều dùng của thuốc nhỏ mắt Telodrop

  • Liều dùng khi bị khô mắt: Nhỏ mắt 1 – 2 giọt/lần, ngày dùng 3 lần (có thể thay đổi theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào tình trạng khô mắt của mỗi người dùng).
  • Liều dùng khi có dị vật cần rửa trôi: Nhỏ mắt 2 – 3 giọt/lần hoặc nhỏ đến khi dị vật, bụi bẩn bị rửa trôi, mắt không còn cảm giác cộm hoặc khó chịu khác.

 Làm gì khi dùng quá liều? 

Do thuốc nhỏ mắt Telodrop không có tác dụng dược lý đặc biệt nên không gây nguy hiểm nếu dùng quá liều quy định.

Làm gì khi quên 1 liều? 

Nếu bạn quên 1 liều thuốc, hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn có thể bỏ qua liều đã quên rồi tiếp tục dùng liều kế sau vào thời điểm như kế hoạch. Chú ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Lưu ý khi dùng thuốc Telodrop?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề về cách dùng thuốc nhỏ mắt Telodrop dưới đây để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tối đa:

  • Khi thực hiện nhỏ thuốc, không để đầu lọ thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt hay bất cứ bề mặt nào khác xung quanh, để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm vi khuẩn lên đầu lọ thuốc.
  • Khi nhỏ thuốc, bạn có thể ngửa đầu ra phía sau hoặc nằm xuống, đặt 1 ngón tay dưới mắt, kéo mi mắt xuống dưới sao cho mi dưới và nhãn cầu tạo thành túi hình chữ V rồi nhỏ thuốc vào mắt từ từ, từng giọt.
  • Vặn chặt nắp lọ thuốc sau khi nhỏ, bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Cần ghi lại ngày mở nắp, chỉ dùng thuốc trong vòng 30 ngày sau khi mở nắp.
Nho-thuoc-dung-cach-giup-han-che-tinh-trang-lay-nhiem-cheo

Nhỏ thuốc đúng cách giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo

Rất ít trường hợp nhỏ mắt với thuốc Telodrop gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gây phản ứng quá mẫn. Tuy nhiên, tùy theo từng tình trạng bệnh lý và thể trạng của mỗi đối tượng sử dụng, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: 

  • Dị ứng tại chỗ: Đau rát mắt, ngứa, sưng, đỏ mắt, cộm hoặc các cảm giác khó chịu khác tại mắt.
  • Các phản ứng quá mẫn toàn thân: Sốt, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, nổi mày đay, sổ mũi, khó thở, thậm chí có thể gây sốc, phản ứng phản vệ.
Bieu-hien-cua-di-ung-mat

Biểu hiện của dị ứng mắt

Trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ nêu trên, bạn cần dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp xử lý phù hợp nhất. Nếu các tác dụng không mong muốn chỉ ở mức độ nhẹ, không nguy hiểm, thông thường bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện nặng hơn, các triệu chứng nghiêm trọng, bạn phải tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

  • Hypromellose và Dextran 70 không có tác dụng dược lý và hấp thu vào máu ra toàn thân không đáng kể, do đó chúng không ra các ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Vì vậy, thuốc nhỏ mắt Telodrop có thể được sử dụng ở phụ nữ có thai
  • Thuốc không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, do đó mẹ có thể sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú.

Đối với trường hợp cần lái xe hoặc vận hành máy móc: Thuốc Telodrop có thể gây nhìn mờ tạm thời, chính vì thế không nên làm việc ngay sau khi nhỏ thuốc, cần đợi hồi phục thị lực rồi mới tiếp tục công việc, để tránh các tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp. 

Nếu sử dụng thuốc Telodrop chưa đạt được hiệu quả mong muốn thì cần đi khám để kiểm tra lại tình trạng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp hơn. Liên hệ vivision để đặt lịch khám.

Lời khuyên

Thuốc Telodrop được sử dụng như một loại nước mắt nhân tạo giúp làm dịu và tăng sự thoải mái cho đôi mắt từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng thuốc, nếu sử dụng thuốc Telodrop nhiều lần trong ngày mà triệu chứng không suy giảm hoặc nặng hơn thì có thể cần cân nhắc chuyển sang loại khác sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

dị ứng thuốc

Khô mắt

thuốc nhỏ mắt

thuốc nhỏ mắt Telodrop

Thuốc Telodrop

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy