Loạn thị là gì? Có nguy hiểm như cận thị không
Hiện nay, việc hiểu rõ loạn thị là gì và so sánh với cận thị sẽ giúp chúng ta nhận thức được những khía cạnh khác nhau của hai tình trạng này. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp cho trẻ.
Tổng quan về loạn thị và cận thị
Trước tiên bố mẹ cần nắm được cận thị và loạn thị là gì? Đây là hai tật khúc xạ ở mắt thường gặp ở trẻ. Với loạn thị, đây là một tình trạng mà hình ảnh không thể hội tụ ở võng mạc, làm mất đi sự rõ ràng và chi tiết của hình ảnh. Nguyên nhân thường xuất phát từ cấu trúc giác mạc mất đi độ cong bình thường hoặc biến dạng, gây ra sự phân tán ánh sáng khi đi vào mắt. Với các bé khi bị viễn thị này, khả năng phối hợp giữa hai mắt giảm, làm giảm khả năng tập trung vào một điểm cụ thể trong không gian.
Bố mẹ có thể hiểu cơ chế cơ bản của loạn thị là hình ảnh không thể tập trung đúng vào một điểm tại võng mạc mà sẽ thành nhiều điểm, dẫn đến sự mờ nhòe và mất chi tiết. Điều này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, loạn thị có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực trẻ em.
Nắm được loạn thị là gì, bố mẹ cũng cần hiểu về một tật khúc xạ phổ biến khác dễ bị nhầm lẫn với loạn thị. Cận thị là một trạng thái mà mắt không thể nhìn rõ những vật ở xa, trong khi loạn thị sẽ gây nhìn mờ nhòe ở cả xa và gần.
Cận thị có thể tiến triển nhanh chóng nếu không được điều chỉnh và theo dõi chặt chẽ. Cận thị với độ cao gây tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm tại mắt như tăng nhãn áp, bong rách võng mạc, xuất huyết dịch kính,…
Loạn thị có nguy hiểm như cận thị không?
Khi nắm được cận thị và loạn thị là gì thì nhiều bố mẹ quan tâm xem cận thị có gây ra nhiều nguy hiểm như cận thị không. Bố mẹ hãy đọc tiếp để nắm được thêm thông tin về tình trạng này.
Không giống như cận thị, loạn thị không dễ tăng độ theo thời gian, nhưng nếu không được chăm sóc đúng đắn, nó có thể gây ra nhược thị, là trạng thái suy giảm thị lực do sự tổn hại đường dẫn truyền thông tin thần kinh thị giác từ mắt đến não bộ.
Một điểm cần chú ý nữa là loạn thị có thể ảnh hưởng đến thị lực cả ở xa và gần, không giới hạn ở một khoảng cụ thể. Điều này tạo ra khó khăn khi tập trung quan sát các vật thể và đọc chữ. Các triệu chứng khác thường gặp của loạn thị bao gồm nhức đầu, nhức mắt, và chảy nước mắt.
Mặc dù loạn thị không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cận thị cao, nhưng nó vẫn đặt ra những thách thức đáng kể trong chất lượng cuộc sống hàng ngày do tác động tới thị lực và chức năng thị giác.
Chữa loạn thị có giống như chữa cận thị không?
Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa cận thị và loạn thị là gì, các bố mẹ cũng quan tâm về việc điều trị 2 tật khúc xạ này có những gì cần chú ý. Quá trình điều trị khi phát hiện trẻ mắc các tật khúc xạ đòi hỏi sự thăm khám chuyên sâu và hướng xử lý kỹ lưỡng từ phía bác sĩ mắt. Khi nói đến loạn thị và cận thị, có một số điểm tương đồng trong việc điều trị, nhưng cũng có những điểm khác biệt cần chú ý
Cả cận thị và loạn thị đều có thể điều trị bằng sử dụng kính gọng. Trong trường hợp cận thị, kính cầu thường được sử dụng để cải thiện khả năng nhìn xa. Ngược lại, loạn thị thường đòi hỏi việc sử dụng kính phi cầu, điều quan trọng là cần cắt đúng tâm mắt và trục loạn thị để đạt được hiệu quả tốt nhất, có thể đòi hỏi thời gian thích nghi lâu hơn so với việc điều trị cận thị.
Ngoài ra, cả hai tật khúc xạ này đều có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc bằng laser lấy đi đĩa nhu mô giác mạc (SMILE),…. Việc phẫu thuật có thể giúp trẻ không phải sử dụng kính, tuy nhiên, trẻ cần được thăm khám và đánh giá kĩ lưỡng bởi các bác sĩ nhãn khoa trước khi đưa ra quyết định.
Tóm lại, quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ mắt để hiểu rõ về tình trạng của trẻ và lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất. Mọi quyết định đều nên dựa trên thông tin chi tiết và sự tư vấn chuyên sâu từ người chuyên nghiệp y tế.
Loạn thị có cần phải hạn chế các thiết bị điện tử không
Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng thiết bị điện tử là không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có những quan ngại về tác động của việc sử dụng thiết bị điện tử đối với thị lực, đặc biệt là đối với những trẻ mắc loạn thị.
Việc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài ở trẻ mắc loạn thị có thể gây ra tình trạng mỏi mắt và tăng nguy cơ phát triển cận thị. Màn hình thiết bị phát ra ánh sáng xanh có thể làm tăng áp lực lên mắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là khi sử dụng vào buổi tối.
Để giảm nguy cơ mỏi mắt và bảo vệ thị lực, có thể thực hiện một số biện pháp như hạn chế thời gian sử dụng thiết bị, áp dụng kỹ thuật “20-20-20” (nhìn xa tối thiểu 20 feet cứ sau 20 phút sử dụng, kéo dài ít nhất 20 giây), và sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên màn hình thiết bị.
Ngoài việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị, nghỉ ngơi đều đặn và chế độ dinh dưỡng cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mắt. Thực hành việc nghỉ mắt sau mỗi khoảng thời gian sử dụng thiết bị sẽ giúp giảm áp lực và mệt mỏi.
Đối với những người có loạn thị, việc thảo luận với bác sĩ mắt để nhận được lời tư vấn cụ thể và chiến lược quản lý là quan trọng. Họ có thể đề xuất biện pháp cá nhân hóa dựa trên tình trạng thị lực cụ thể của bạn.
Tóm lại, mặc dù việc sử dụng thiết bị điện tử không thể tránh khỏi, nhưng việc hạn chế thời gian và áp dụng biện pháp bảo vệ mắt có thể giúp giảm nguy cơ mỏi mắt và bảo vệ mắt khỏi những tác động nguy hiểm hơn, đặc biệt là đối với những trẻ có loạn thị.
Lời khuyên
Hi vọng thông qua bài viết, bố mẹ đã nắm được cận thị và loạn thị là gì. Chúng ta đã biết nhiều về sự nguy hiểm của cận thị, tuy nhiên, loạn thị thường vẫn còn nhiều mơ hồ, đặc biệt là từ phía bố mẹ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chủ quan về thị lực cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và học tập của con về sau.
Vì thế bố mẹ đừng để lo lắng bắt đầu khi quá trễ! Hãy đưa trẻ đến kiểm tra thị lực định kỳ và sớm nhất có thể, để các chuyên gia có thể phát hiện những bất thường ngay từ ban đầu.
Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: